1. Quan hệ có thể làm tổn thương thai nhi
Có khi nào các mẹ bầu băn khoăn những giây phút “ân ái” với bạn đời là điều không nên? Bầu bí là giai đoạn các mẹ kém đi vẻ sexy, hấp dẫn, ngoài ra vì sợ ảnh hưởng đến em bé nên nhiều cặp đôi không nghĩ đến chuyện “yêu”. Những thông tin thật tuyệt vời cho các mẹ đây: Bé được bao bọc xung quanh bằng nước ối và được bảo vệ bởi tử cung của người mẹ và một lớp các cơ, bắp nên hoàn toàn không ảnh hưởng bởi những tác động từ chuyện “yêu”. Các mẹ có thể yên tâm để nghĩ về “chuyện ấy” rồi nhé!
2. Bé đầu lòng thường chào đời trễ hơn
Các mẹ có biết bé đầu lòng thường chào đời trễ hơn so với ngày dự kiến. Điều này cũng dễ hiểu thôi, cơ thể chúng ta cần một khoảng thời gian thích ứng với việc lần đầu mang thai. Khoảng thời gian đó là tương đối dài nên con đầu lòng thông thường sẽ ra đời trễ hơn so với con thứ hai, thứ ba.
Tuy nhiên, đó cũng chỉ là suy luận. Đơn giản là khi bé đã sẵn sàng rời khỏi bụng mẹ thì bé sẽ chào đời thôi.
3. Bụng bầu nhô cao, mẹ sẽ sinh con gái?
Trong khi mang thai nhiều mẹ thường mách nhỏ cho nhau một số kinh nghiêm dân gian như bụng bầu cao, nhọn thì mẹ sắp chào đón công chúa. Bụng bầu bè, thấp thì đó hẳn là một chàng quý tử. Những điều này hoàn toàn không chính xác. Hình dáng và kích cỡ của bụng bầu là do cơ bụng, tử cung và vị trí của thai nhi quyết định, và không giống nhau với các mẹ.
Hình dáng và kích cỡ của bụng bầu là do cơ bụng, tử cung và vị trí của thai nhi
quyết định, và không giống nhau với các mẹ. (ảnh minh họa)
4. Kích thích giúp chuyển dạ
Nhiều mẹ bầu được khuyên ăn cay để kích thích chuyển dạ tự nhiên bởi họ tin rằng ăn cà-ri nóng sẽ kích thích tới ruột và ruột sẽ tạo ra một phản ứng dây chuyền đến tử cung. “Chuyện ấy” cũng có thể là điều các mẹ nghĩ tới khi bụng đã vượt mặt vì “yêu” có khả năng giúp kích thích chuyển dạ khi quá ngày sinh dự kiến. Tuy nhiên các mẹ hãy chú ý đến những động thái của bé yêu nhé!
5. Chứng ợ nóng
Theo nhiều bà mẹ, chứng ợ nóng thường xảy ra vào giai đoạn cuối của thai kì, khi em bé bắt đầu hình thành tóc. Nội tiết tố thay đổi làm cho van tâm vị giữa dạ dày và thực quản “nghỉ ngơi” nhiều hơn bình thường, kết hợp với việc tử cung trở nên lớn hơn sẽ chèn hết cả dạ dày. Khi dạ dày bị ép như vậy, các axit trong đó sẽ di chuyển lên trên và gây ra chứng ợ nóng.
Trong thực tế, rất nhiều mẹ bầu vì bị chứng ợ nóng nên sinh bé rất ít tóc, thậm chí không có tóc.
6. Mẹ bầu không được giơ cánh tay cao quá đầu
“Bạn không nên giơ cánh tay quá cao vì điều này sẽ gây rối dây rốn của thai nhi” – đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Một số mẹ lo lắng giơ tay cao quá đầu, khi phơi đồ chẳng hạn, có thể dẫn đến dây rốn cuốn vào cổ trẻ. Tuy nhiên những hoạt động bên ngoài của mẹ không ảnh hưởng gì đến dây rốn của bé. Triệu chứng này chỉ xảy ra do quá trình em bé chuyển động quá mạnh trong bụng bạn.
7. Khi tưởng tượng về những điều ngọt ngào, mẹ sẽ được chào đón một công chúa
Một bật mí nhỏ cho các mẹ về cách đoán giới tính thai nhi qua sở thích ăn uống khi mang bầu. Các chị em thường quan niệm nếu thèm đồ ăn mặn trong quá trình bầu bí sẽ sinh con trai và ngược lại nếu thèm đồ ngọt sẽ sinh con gái. Tuy nhiên không có nghiên cứu nào về điều này bởi sự thèm ăn trong quá trình mang thai có thể do các mẹ đang thiếu chất đó hoặc do sở thích chứ không ảnh hưởng đến giới tính thai nhi.
Mỗi mẹ sẽ có những dấu hiệu, triệu chứng, mối quan tâm… khác nhau trong thời kì mang thai. Hãy chú ý đến những lời khuyên, câu chuyện của những mẹ có kinh nghiệm để chuẩn bị tốt nhất cho bé yêu của mình.
Theo Khampha.vn