Luôn tức giận khi xảy ra chuyện gì
Đặc điểm nổi bật của những đứa trẻ như vậy là chúng không quản lý được cảm xúc của mình. Khi lo lắng thì khóc; khi buồn thì khóc; khi làm nũng cũng khóc... Nếu con có hành vi như vậy, cha mẹ phải hết sức cảnh giác, vì tính nóng nảy của trẻ sẽ càng tích lũy, tăng thêm và rất khó sửa khi lớn lên.
Tự cho mình là trung tâm
(Ảnh minh họa)
Cha mẹ ngày nay thường rất nuông chiều con cái, tuy nhiên nuông chiều một cách không khoa học như vậy trẻ rất dễ sinh ra tính ích kỷ, lâu dần sẽ khiến trẻ có nhiều định kiến và tự cho mình là trung tâm, không để ý đến cảm xúc của người khác.
Một khi cha mẹ không thể đáp ứng yêu cầu của trẻ, hoặc không đáp ứng được kỳ vọng của trẻ, trẻ sẽ ngay lập tức trở nên xúc động, hay giận dỗi, đấm đá bố mẹ, hoặc nóng nảy... Đối với những đứa trẻ như vậy, cha mẹ không được mềm lòng, phải quyết liệt chỉ bảo, nếu không con cái khi lớn lên, bước vào xã hội dễ bị tổn thất lớn, khó kết bạn thân.
Mong muốn kiểm soát mạnh mẽ
Có một loại trẻ từ nhỏ đã có tính ngang bướng, thích kiểm soát, thích ra lệnh cho những người xung quanh, làm thế này, thế kia hơn những đứa trẻ khác. Nếu đứa trẻ này bắt gặp thứ gì đó mà mình thích, chúng sẽ độc quyền và không muốn chia sẻ nó với người khác.
Nhiều người cho rằng trẻ kiểu này là trẻ “có triển vọng”, thực chất điều này chỉ cho thấy trẻ có tính ham muốn kiểm soát. Nếu hướng dẫn chính xác thực sự có thể tạo ra sự khác biệt, nếu không, nó rất có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ trong tương lai.
Thiếu tập trung
(Ảnh minh họa)
Một số trẻ năng động hơn, đặc biệt là sau khi đi học mẫu giáo. Trong giờ học, các em luôn quan sát xung quanh, nhìn cái này thấy cái kia, luôn vận động, thiếu tập trung... Những đứa trẻ như vậy thường có tính khí nóng nảy, hay hờn dỗi. Nếu cha mẹ không sửa sai, tính khí của trẻ sẽ ngày càng trở nên cáu kỉnh khi lớn lên.
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)