Tư thế ngủ khác thường của trẻ khiến người lớn thấy vui nhưng đối với các nhà tâm lý học, họ có thể nhìn ra được tâm trạng của trẻ. Khi kỹ năng diễn đạt của trẻ còn rất hạn chế, nếu cha mẹ có thể nhìn thấu trái tim trẻ từ những chi tiết trong cuộc sống, thì điều này chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho việc giáo dục gia đình. Dưới đây là những thông tin thú vị về tư thế ngủ của trẻ, chắc chắn nó sẽ giúp ích cho cha mẹ rất nhiều trong quá trình chăm sóc trẻ.
Tư thế ngủ cuộn tròn thành quả bóng
Sau khi thời tiết chuyển lạnh, nếu trẻ cảm thấy lạnh khi ngủ sẽ cuộn mình lại để ngủ. Tuy nhiên nếu không phải lý do thời tiết, tư thế ngủ này có nghĩa là trẻ đang cô đơn và cảm giác thiếu an toàn. So với đứa trẻ khác, đứa trẻ ngủ hay cuộn tròn lại sẽ có ý thức tự lập yếu hơn một chút. Chúng luôn nghĩ rằng chúng cần được che chở, bảo vệ và có ý phụ thuộc mạnh mẽ vào người khác.
Lúc này, cha mẹ phải kịp thời tìm ra nguyên nhân khiến trẻ thiếu an toàn để giúp con quay trở về trạng thái ổn định.
Tư thế ngủ duỗi thẳng tay chân
Trước đó, các nhà tâm lý học Mỹ đã quan sát và nghiên cứu rất nhiều tư thế ngủ của trẻ, cuối cùng các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu ra mối liên hệ của thế giới nội tâm của những đứa trẻ với tư thế ngủ. Các nhà tâm lý học đã phát hiện ra rằng khi trẻ có tư thế ngủ duỗi thẳng chân tay thì tâm hồn trẻ rất thoải mái, vui vẻ, trẻ có tư thế này càng vui vẻ, lạc quan, nhiệt tình, tự tin vào những nét tính cách của mình. Có thể nói, tư thế ngủ này có nghĩa trẻ đang phát triển tốt.
Tư thế ngủ nằm nghiêng
Những đứa trẻ ngủ kiểu này cũng rất phổ biến. Nếu trẻ thường có tư thế ngủ nghiêng có nghĩa là trẻ đang rất hài lòng về cuộc sống của mình, tính tình hòa nhã, thân thiện và dễ hòa đồng.
Kiểu trẻ này sẽ thể hiện cảm xúc nhiều hơn lý trí và cảm xúc của chúng dễ bị ảnh hưởng bởi thế giới bên ngoài. Mặt khác, trong nhiều trường hợp chúng thể hiện sự bình tĩnh nhanh chóng. Đó cũng là sự mâu thuẫn trong tính cách của kiểu trẻ này.
Cha mẹ nên can thiệp như thế nào khi trẻ có vấn đề về tâm lý, đang cảm thấy cô đơn
Khi con cái không đủ tin tưởng cha mẹ, chúng thường tự thu mình vào thế giới nhỏ bé của riêng mình, vì vậy điều tốt nhất cha mẹ nên làm lúc này là cố gắng gần gũi với trẻ nhiều hơn. Nếu cha mẹ thường đối xử với con cái quá nghiêm khắc hoặc lơ là kỷ luật, thì cha mẹ cần thay đổi phương pháp giáo dục của chính mình để rút ngắn khoảng cách thiêng liêng giữa mình và con cái.
Đối với những trẻ có tính cách khép kín, thu mình, cha mẹ cần quan tâm đến con nhiều hơn và cho con những hành động, lời nói yêu thương hơn. Những cách cư xử thân mật của cha mẹ có thể khiến con cái cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ nhiều hơn, đồng thời, chúng có thể mở lòng và đón nhận tình yêu thương mà cha mẹ dành cho mình.
Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ cần dành nhiều thời gian hơn để đồng hành cùng con, bởi khi con trong giai đoạn sơ sinh, chúng có nhu cầu lớn nhất về sự đồng hành của cha mẹ và lúc này bất cứ hành động nào của cha mẹ cũng có giá trị lớn.
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)