Hầu hết các bậc phụ huynh đều rất quan tâm đến chiều cao của con mình, ngày nay nhiều người coi “cao gầy” là tiêu chuẩn của cái đẹp. Nhưng cha mẹ cũng nên hiểu rằng, ngoại hình và chiều cao không phải yếu tố quyết định để đánh giá một con người, cũng không phải là yếu tố tuyệt đối để đánh giá một đứa trẻ, đừng quá bị áp lực mà hiểu nhầm về sự phát triển bình thường của trẻ.
Chính vì những suy nghĩ như vậy về chiều cao, nhiều bậc cha mẹ đã làm đủ mọi cách để tăng chiều cao cho con, nhưng thường xuyên theo lối mòn suy nghĩ “bồi dưỡng tăng trưởng”, tình trạng này diễn ra phổ biến, nhưng ít phụ huynh nhận ra rằng việc mình làm có thể là “vô ích".
70% chiều cao của trẻ do gen di truyền của bố mẹ quyết định và 30% chiều cao do yếu tố khác quyết định.
Nhìn chung, chiều cao bé gái thường thấp hơn bé trai, nhưng về cơ bản, hầu hết trẻ em đều có chiều cao trên 96 cm trước khi đi học mẫu giáo. Lý do 96 cm được coi là tiêu chuẩn phát triển chiều cao của trẻ 3 tuổi thực ra liên quan đến đặc điểm, yếu tố phát triển của trẻ.
Theo nghiên cứu, có hai thời kỳ then chốt quyết định đến chiều cao của trẻ, đầu tiên là giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi. Chiều cao trung bình của bé gái 1 tuổi là 75 cm, của bé trai là 76.5 cm, bé gái 2 tuổi là 87.2 cm, bé trai là 87.5 cm, đến 3 tuổi chiều cao của bé trai và bé gái thường không dưới 96 cm.
Thời kỳ then chốt thứ hai là khoảng 8 tuổi, vì 8 tuổi là giai đoạn đầu của sự trưởng thành, về cơ bản lúc này 130cm là chiều cao tiêu chuẩn đối với cả bé trai và bé gái.
Vì vậy, cha mẹ nên nắm bắt giai đoạn này để có phương pháp chăm sóc, rèn luyện cho trẻ, giúp trẻ có thể có chiều cao tốt nhất. Ngoài khoảng thời gian vàng này, cha mẹ không nên quá áp lực, có những biện pháp chăm sóc không đúng cách bởi ngoài khoảng thời gian vàng, chiều cao của trẻ sẽ không được tăng trưởng hiệu quả.
Dưới đây là các phương pháp cơ bản để tăng chiều cao cho trẻ, cha mẹ có thể tham khảo:
Cho trẻ vận động nhiều hơn
Nhiều trẻ không có chiều cao đạt chuẩn do thiếu vận động, để con cao lớn, cha mẹ cần giúp con xây dựng thời gian tập thể dục hàng tuần đầy đủ và rèn luyện cho con niềm yêu thích thể thao, các hoạt động ngoại khóa. Ví dụ: đi bộ, chạy, bơi lội, v.v., có thể thúc đẩy sự phát triển của xương và cơ ở trẻ.
Tuy nhiên, tần suất vận động phải hợp lý và không để trẻ cảm thấy quá mệt mỏi, tốt nhất nên đảm bảo nhịp tim đạt 120-140 nhịp/phút trong quá trình vận động.
Chất lượng giấc ngủ của trẻ nên ngủ sâu ít nhất 9 tiếng/ngày, trẻ em học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông nên ngủ sâu khoảng 8 tiếng. Vì khi trẻ bước vào giấc ngủ sâu sẽ tiết ra một lượng lớn hormone tăng trưởng, hormone này đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ, vì vậy tốt nhất nên cho trẻ vào giấc ngủ trước 10h.
Dinh dưỡng cần được cân bằng
0-6 tuổi là giai đoạn cơ bản để trẻ trưởng thành, 10-16 tuổi là giai đoạn phát triển thể chất quan trọng, 16-20 tuổi là giai đoạn nước rút cuối cùng về chiều cao của trẻ, trong những giai đoạn này, cha mẹ nên chú ý xem cơ thể trẻ có thiếu các chất dinh dưỡng thích cần thiết hay không. Bạn có thể cho trẻ uống thêm sắt, kẽm, canxi để xương của trẻ phát triển tốt hơn.
Tránh lo lắng kéo dài ở trẻ em
Yếu tố tâm lý của trẻ cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ, nếu áp lực tâm lý của trẻ quá lớn và trẻ rơi vào trạng thái lo lắng trong thời gian dài sẽ khiến chức năng hệ thống thần kinh nội tiết trong cơ thể bị rối loạn, từ đó sẽ ảnh hưởng đến tiết hormone tăng trưởng, và cuối cùng dẫn đến chiều cao thấp. Vì vậy, các bậc cha mẹ phải quan tâm đến trẻ đang trong quá trình phát triển, cố gắng đừng tạo cho trẻ quá nhiều áp lực về tinh thần.
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)