Chỗ ngồi
Đi ôtô thì ngồi phía đầu xe để đỡ xóc, nếu đi tàu thì ngồi ở cuối đoàn tàu, cạnh cửa sổ, mở cửa kính để có gió. Khi đi tàu, thuyền nên thì tìm chỗ ngồi thoáng mát, ngoài trời, nếu phải di chuyển trong thời gian lâu thì nên tìm chỗ ngồi phía giữa thân tàu vì chỗ này ít bị chòng chành nhất. Trên máy bay thì tốt nhất nên chọn chỗ ngồi giữa hoặc trên cánh, tránh ngồi phần đuôi máy bay.
Tránh cho bé ngồi kế người say xe, người hút thuốc lá.
Trò chuyện với bé
Không nên cho bé chơi đồ chơi và đọc truyện tranh trên xe. Thay vào đó, mẹ hãy “phân tán tư tưởng” bé bằng cách bật nhạc hoặc trò chuyện nhiều hơn với bé.
Say xe khiến bé khó chịu, mệt mỏi
Thu hút sự chú ý
Nhìn ra cửa sổ có thể ngăn cảm giác buồn nôn khi đi tàu xe nên hãy trò chuyện với bé về những sự vật bên ngoài. Mẹ cũng có thể bày trò đố chữ để cùng chơi và thu hút sự chú ý của bé.
Nên ăn nhẹ
Để tránh tình trạng bé bị nhức đầu, chóng mặt hay thậm chí là uể oải, mẹ nên cho bé ăn nhẹ và sắp xếp dừng xe nhiều lần trên đường đi để bụng bé có thời gian nghỉ ngơi.
Ngoài ra, bé cũng cần uống nhiều nước để tránh tình trạng khát và mất nước. Không nên cho bé dùng đồ uống có gas để tránh dạ dày bị kích thích...
Dùng gừng
Gừng tươi hoặc bột gừng khô cũng có tác dụng tốt chống say xe mà lại không có tác dụng phụ. Lấy một khúc gừng tươi bằng cỡ ngón tay cái, gọt bỏ vỏ, rửa sạch, giã nát rồi uống với một cốc nước ấm trước khi khởi hành khoảng 30 phút. Trong suốt hành trình, thỉnh thoảng cho bé ngậm một lát gừng mỏng.
Dùng thuốc
Có nhiều loại thuốc giúp bé chữa dứt cơn buồn nôn nhưng mẹ cần biết chắc chắn chúng ảnh hưởng thế nào đến con mình, chẳng hạn như Dramamine hay Benadryl là một loại thuốc kháng histamine phổ biến. Dù không khuyến khích trẻ em dùng thường xuyên nhưng thỉnh thoảng mẹ có thể cho bé uống thuốc khi chuẩn bị cho chuyến đi dài.
Tuy nhiên, những loại thuốc trên có thể làm khô miệng và mũi, mẹ nên cho bé uống thêm nhiều nước. Ngoài ra, một và loại thuốc có thể đi kèm những tác dụng phụ như: cáu kỉnh và hiếu động thái quá. Vì vậy, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng dùng ứng với số tuổi và cân nặng của bé trước khi sử dụng.
Các miếng dán chống xay tàu xe không được dùng cho trẻ dưới 12 tuổi. Tuyệt đối không cắt miếng dán ra làm nhiều phần nhỏ để dán lên bé.
Theo giadinhvietnam.com