Việc ngồi xổm khi tắm thực tế không quá nguy hại đến sự an toàn của thai nhi, nguyên nhân chính khiến các bác sĩ cho rằng bà bầu không được ngồi xổm khi tắm chính là việc phần cơ thể dưới của bà bầu và cột sống phải chịu áp lực của thai nhi. Nếu ngồi xổm tắm trong thời gian dài sẽ khiến các mạch máu bị ùn tắc, ảnh hưởng tới việc lưu thông nên có thể dẫn tới tình trạng tĩnh mạch bị suy giãn, phù nề sẽ nghiêm trọng hơn. Thậm chí trọng tâm sẽ bị đổ về phía trước nhiều hơn dẫn đến ngã, ảnh hưởng tới sức khỏe và thai nhi. Ngoài ra, việc ngồi xổm khi tắm còn gia tăng áp lực cho bàng quang khiến thai phụ đau bụng dữ dội hơn và có nguy cơ sinh non.
Vậy phụ nữ mang thai khi tắm cần chú ý đến những vấn đề nào?
Không tắm quá lâu
Không nên tắm quá lâu là nguyên tắc đầu tiên bởi hệ thống thông gió trong phòng tắm rất kém, độ ẩm lại cao, điều này sẽ làm giảm lượng oxy không khí trong phòng tắm khiến huyết quản của thai phụ giãn ra, máu dồn về tứ chi, lượng máu đổ về não và cuống rốn lại bị giảm đi gây ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.
Nếu tình trạng này kéo dài, hệ thống thần kinh của thai nhi có thể sẽ bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo rằng, các thai phụ không nên tắm quá 15 phút.
Bà bầu nên tắm bằng vòi hoa sen
Các bác sỹ khuyên bà bầu chỉ nên tắm bằng vòi hoa sen chứ không nên sử dụng bồn tắm bởi việc ngâm mình trong bồn tắm quá lâu, sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập âm đạo, gây viêm nhiễm, ảnh hưởng đến thai nhi và nguy cơ sinh non. Tắm bằng vòi hoa sen, các tia nước mát-xa làn da mệt mỏi, sẽ khiến bà bầu sảng khoái hơn.
Chú ý đến nhiệt độ nước tắm
Chị em cần nhớ một quy tắc khi pha nước tắm là xả vòi lạnh trước sau đó mới pha nước nóng vào, cần đảm bảo nhiệt độ nước tắm khoảng 36 độ C là chuẩn. Các mẹ có thể sử dụng nhiệt kế đo nước tắm để kiểm tra nhiệt độ của nước hoặc kiểm tra với khuỷu tay hoặc cánh tay của bạn vì đây là những vùng da nhạy cảm nhất. Nước tắm cần giữ ở nhiệt độ ấm, không quá nóng.
Không ăn no trước khi tắm
Mẹ bầu tuyệt đối không tắm sau khi vừa ăn no. Việc này sẽ khiến mạch máu giãn nở, lượng máu không đủ cung cấp cho bé, tác động xấu đến quá trình tiêu hóa thức ăn của mẹ bầu. Thói quen xấu thường xuyên tắm rửa sau khi ăn xong sẽ gây nên các bệnh đường ruột, dạ dày. Nếu mẹ bầu mắc bệnh tim, cao huyết áp mỡ trong máu, tắm sau khi ăn rất dễ gặp biến chứng.
Không chà xát mạnh những vùng nhạy cảm
Những vùng nhạy cảm của cơ thể mẹ bầu như ngực, âm đạo cần được lau rửa nhẹ nhàng.
Mẹ bầu không nên chà xát đầu ngực để tránh những kích thích ở tử cung và vùng xương chậu gây sảy thai hoặc sinh non. Mẹ nên dùng nước sạch để vệ sinh nhẹ nhàng vùng kín, hạn chế dùng dung dịch vệ sinh hoặc sữa tắm cho vùng kín.
Nguyễn Giang (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)