Theo quan niệm dân gian
Theo quan niệm của người xưa, trong khoảng thời gian mang thai, Thai Thần luôn ở bên cạnh thai phụ. Vì thế, trong thời gian mang thai, người ta có một số kiêng kỵ như không được chuyển nhà, không được trèo cao, không cầm dao kéo, kim chỉ, không để người khác vỗ lưng từ phía sau… để tránh ảnh hưởng đến Thai Thần, thai phụ và thai nhi.
Tuy nhiên, thực chất Thai Thần chính là Thai khí, đó là một khái niệm y học, do y học phương Đông sáng tạo ra để nói về sự chuyển đổi phức tạp về khí trong sinh lý của phụ nữ có thai. Mới đầu, do kiến thức hạn hẹp nên không mấy người biết và hiểu ý nghĩa thực sự của Thai khí nên mới thần thánh hóa và tạo ra Thai Thần, coi đó là vị thần chủ quản việc mang thai, sinh nở.
Dân gian truyền rằng Thai Thần, vị thần bảo trợ cho sinh mệnh của thai nhi sẽ xuất hiện sau khi bào thai tượng hình. Thai Thần sẽ bảo vệ cho em bé trong bụng mẹ được khỏe mạnh bình an. Nếu đem chuyện mang thai thông báo quá sớm với mọi người thì có thể sẽ vô tình khiến cho Thai Thần phật ý, không vừa lòng mà rời đi.
Theo khía cạnh khoa học
Nguyên nhân có thể được nghĩ đến nhiều nhất có lẽ là do khả năng sảy thai trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ là khá cao và đặc biệt cao hơn với những người đã có tiền sử sảy thai từ trước. Hầu hết các ca sảy thai đều rơi vào ba tháng đầu tiên, chúng chiếm khoảng 80%. Chỉ có 20% các trường hợp sảy thai còn lại là nằm vào các tháng khác.
Lý do quan trọng nhất mà nhiều người quyết giữ kín việc mang thai trong 3 tháng đầu chính là để giúp cho thai nhi được bình an. Bằng cách cố giấu về thai kỳ của mình, các mẹ tin rằng nó giống như việc bí mật bảo vệ cho đứa trẻ được phát triển cứng cáp. Đợi khi thai nhi an toàn bước qua tháng thứ tư là bé đã đủ khỏe mạnh, ít làm cho các mẹ lo lắng hơn cộng với những biến đổi của cơ thể, lúc đó mới nên báo tin.
Thai nhi dưới 3 tháng thường chưa ổn định, quá nhiều người biết bạn mang thai sẽ khiến quá trình chăm sóc gặp khó khăn
Nhiều thai phụ được nghe lời khuyên rằng khi mang thai dưới 3 tháng, bạn không nên tiết lộ chuyện mình có bầu với bất cứ ai. Vì khi biết bạn mang thai, mọi người sẽ nhiệt tình hỏi thăm và chia sẻ chuyện dưỡng thai với bạn. Quá nhiều thông tin về chuyện dưỡng thai sẽ khiến thai phụ cảm thấy hoang mang, lo lắng. Ngoài ra, những trải nghiệm, luồng thông tin trái chiều khác nhau cũng khiến mẹ bầu áp lực. Không những thế, những trải nghiệm khi mang thai, mỗi bà bầu sẽ có những trải nghiệm không giống nhau, các luồng thông tin trái chiều cũng khiến họ cảm thấy áp lực.
Những tổn thương thần kinh nặng nề nhất đều rất dễ xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ
Trước khi thai nhi tròn 3 tháng tuổi, tốt nhất thai phụ không nên nói cho quá nhiều người biết. Điều này cũng liên quan đến sự bất ổn của thai nhi. Việc quá nhiều người biết bạn mang thai và hỏi thăm bạn cũng khiến bạn cảm thấy áp lực. Không những thế, nếu "sự cố" chẳng may xảy đến, nhiều người quan tâm, đến hỏi thăm thai phụ sẽ cảm thấy đau khổ, tổn thương nhiều hơn.
Đó là lý do các mẹ bầu mới có thai không nên thông báo tin mừng cho mọi người biết. Khi thai nhi chưa ổn định, thông báo tin mừng cho quá nhiều người có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, áp lực. Tốt nhất, bạn nên giữ kín thông tin này và tự tìm hiểu cách chăm sóc bản thân mình sao cho khoa học và hợp lý nhất. Chờ đến khi thai nhi lớn hơn, bạn thông báo tin vui đến mọi người cũng chưa muộn.
Những điều trên lí giải vì sao dù không mê tín dị đoan nhưng nhiều bà mẹ khi mang thai chỉ chọn thông báo tin vui đến những người thân thiết trong gia đình chứ không dám khẳng định hoặc chia sẻ rộng rải đến tất cả mọi người.
Để giữ an toàn cho thai nhi thì trong 3 tháng đầu, các mẹ bầu cần lưu ý những điều sau đây:
Chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng là vấn đề mẹ cần chú ý hàng đầu nếu muốn thai nhi được phát triển khỏe mạnh, bởi giai đoạn này bé thường rất dễ bị tác động từ các yếu tố môi trường bên ngoài theo đường ăn uống vào cơ thể mẹ. Theo đó, mẹ nên đảm bảo vệ sinh trong ăn uống và tránh những thực phẩm nên kiêng trong 3 tháng đầu.
Đảm bảo vệ sinh trong ăn uống bằng cách kiêng ăn thực phẩm sống, tái hoặc để lạnh, các loại sữa chua, phomai chưa tiệt trùng vì vi khuẩn có thể còn tồn tại và theo đường ăn uống vào trong cơ thể mẹ gây hại cho thai nhi. Hàm lượng thủy ngân có trong các loại cá như cá thu, cá mập, cá kình,… có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của bé, do đó mẹ cũng nên kiêng ăn những loại thực phẩm này. Các chất được tìm thấy trong rau răm và ngải cứu có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, do đó mẹ bầu cần tránh những loại rau này.
Chọn thuốc trong khi mang thai
Trong khi mang thai, các mẹ không nên tự mua thuốc. Chỉ uống thuốc bởi bác sĩ. Và nói với bác sĩ mỗi khi bạn đang mang thai. Bao nhiêu tuần? Vì một số loại thuốc nếu mẹ uống trong thời gian 1-3 tháng của thai kỳ, nó có thể gây dị tật cho thai nhi, sảy thai hoặc sinh non.
Không căng thẳng và đừng làm việc quá sức
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc bà bầu thường xuyên căng thẳng trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé và người mẹ. Nếu người mẹ làm quá nhiều việc mất sức, thường xuyên căng thẳng, buồn bã sẽ có nguy cơ sảy thai, sinh non, con sinh ra kém phát triển ...
Tránh vận động thể lực quá mạnh
Không quá khó hiểu vì sao vận động quá mạnh lại nằm trong danh sách những điều mẹ bầu nên kiêng gì khi mang thai 3 tháng đầu. Tập luyện là hoạt động thể lực được các chuyên gia khuyến khích trong giai đoạn 9 tháng mang thai vì nó không chỉ giúp thai nhi được phát triển tốt từ trong bụng mẹ mà còn giúp cho thai phụ được khỏe mạnh, quá trình sinh nở sau này cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu vận động quá mạnh trong 3 tháng đầu mang thai có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai rất cao. Do đó, khi chọn bài tập khi mang bầu các mẹ nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia.
Thông báo có một thành viên mới trong gia đình là điều mà ai cũng trông ngóng và lấy làm mừng rỡ. Tuy nhiên để bảo đảm cho niềm vui ấy được trọn vẹn thì kiêng cữ một tý cũng là điều nên làm đúng không các mẹ?
Dương Huyền (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)