Những cột mốc quan trọng trong quá trình biết đi của trẻ
6 tuần tuổi: Tuần này đánh dấu giai đoạn phát triển quan trọng của bé mà bạn không nên bỏ lỡ. Bé của bạn 6 tuần tuổi có thể đã biết cách kiểm soát và chuyển động đầu.
3 tháng tuổi: Ở giai đoạn này bé có thể giữ cân bằng đầu. Vì vậy, lúc nào bạn không cần phải dùng một tay giữ đầu bé.
6 tháng tuổi: Ở tháng này, bé có thể biết ngồi. Khi úp người bé xuống giường hoặc sàn nhà, bé có thể nâng cánh tay lên. Đây là dấu hiệu cho thấy bé sắp biết bò.
9 tháng tuổi: Vào tháng thứ 9 có hai sự kiện quan trọng xảy ra với bé. Thứ nhất, là con của bạn có thể ngồi mà không cần sự giúp đỡ của người lớn, thứ hai là có thể biết bò. Ngoài ra, một số bé có thể đứng lên nhờ sự hỗ trợ của người lớn.
10 tháng tuổi: Bé của bạn biết ngồi, bò. Nhưng có sự phát triển hơn là bé có thể đứng lâu hơn mà không cần hỗ trợ hoặc đi được 1 hai bước.
12 tháng tuổi: Vào thời điểm mừng sinh nhật của bé, bé có thể biết đứng và đi nhờ sự hỗ trợ của bạn. Một số bé có thể bắt đầu đi bộ vào thời điểm này.
18 tháng tuổi: Ở thời điểm này, bé có thể đi bộ, chạy, ngồi trên ghế và thậm chí leo lên cầu thang.
2 tuổi: Bé có thể đi lên, xuống cầu thang một mình từng bước một.
3 tuổi: Thời điểm này, bé rất hiếu động vì chạy, leo cầu thang từng bước chắc chắn.
Thật khó xác định một khoảng thời gian cụ thể nào bé có thể biết đi bộ. Tuy nhiên, thông thường bé có xu hướng biết đi từ tháng 11 đến tháng 15.
Những lý do khiến bé chậm đi
Rối loạn thần kinh: Một số bệnh liên quan đến rối loạn thần kinh như bại não, hội chứng Down có thể trì hoãn việc biết đi của trẻ.
Vitamin D thiếu hụt: Cùng với canxi, vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển xương của trẻ sơ sinh, thiếu nó cũng có thể là một lý do khiến trẻ chậm đi.
Bệnh còi xương: Có nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa bệnh còi xương và chậm đi bộ. Tuy nhiên, nếu bệnh này được điều trị kịp thời thì sẽ giúp trẻ nhanh biết đi.
Thu Trang (Theo Giadinhvietnam.com)