Danh mục

Kỹ năng sơ cứu khi bé bị thương ở miệng

Thứ ba, 22/07/2014 06:21

Bên cạnh những chấn thương lớn như rách môi, đứt lưỡi, rất ít bé có thể đi qua tuổi thơ mà không có lấy một lần bị thương ở miệng. Dưới đây là những điều mẹ cần biết để ngăn ngừa và xử lý khi miệng bé có vết thương.

Thực tế, nhiều bé cứ trung bình mỗi tháng lại có vết thương miệng một lần. Thật may mắn là đa phần những thương tích này đều nhỏ và dễ điều trị (dù có chảy máu).

Tại sao bé lại bị chấn thương ở miệng?

Những kiểu vết thương như cắn trúng miệng, cắn trúng lưỡi ở trẻ em giống như một phần trong danh sách “những điều phải làm trước khi lớn”, chỉ sau dập đầu gối và cụng đầu. Khi những chiếc răng sữa nhú lên khỏi nướu là bé đã có ngay một món đồ nguy hiểm treo biển “sắc nhọn” luôn bên mình rồi.

Do mô vùng miệng rất mềm, bé có thể dễ dàng bị thương khi đang tập nhai, hay ăn mà không tập trung, vừa ăn vừa di chuyển,… Ngoài ra, không thể tránh khỏi những lần bé trượt ngã, nhào lộn làm răng cắn vào môi hay lưỡi, hoặc đập miệng vào vật khác.

Chăm sóc trẻ,Kỹ năng làm mẹ,Sơ cứu trẻ

Mẹ phải làm gì khi bé bị chấn thương miệng?

Thông thường, những chấn thương miệng ở trẻ em nhìn có vẻ tồi tệ hơn thực tế. Do khu vực quanh miệng có rất nhiều mạch máu mà chỉ cần một vết cắt nhỏ cũng đủ khiến bé chảy rất nhiều máu. Cũng vì vậy, không dễ dàng xác định xem đâu là nguồn chảy máu. Mẹ cần phải hết sức bình tĩnh (dù mẹ rất sợ máu đi chăng nữa) bởi rất có thể mẹ chỉ đang đương đầu với một vết thương nhỏ mà thôi. Thêm vào đó, bé đang rất sợ, việc mẹ nhanh chóng lấy lại bình tĩnh sẽ giúp bé bớt sợ hơn. Khi đã lấy lại được tâm trí, mẹ xử lý vết thương miệng cho bé theo các bước sau để cầm máu, giảm đau, phòng ngừa nhiễm trùng và chữa lành vết thương:

1. Cầm máu:

- Đối với các vết thương phía ngoài miệng hay lưỡi, mẹ cần dùng một miếng gạc hoặc khăn sạch (đã được làm ướt với nước lạnh), đè nhẹ nhàng lên chỗ chảy máu càng lâu càng tốt. Lý tưởng nhất là đè khoảng 10 phút, nhưng thực tế bé sẽ giãy giụa nhiều vì đau và sợ. Mẹ cần tìm cách dỗ dành để bé bình tĩnh lại và tiếp tục đè cầm máu.

- Đối với các vết thương ở trong miệng (môi trên hay môi dưới), mẹ nhẹ nhàng đè chỗ môi bị chảy máu lên phần răng hay nướu của bé trong khoảng 10 phút hoặc càng lâu càng tốt. Tránh kéo môi bé ra kiểm tra thử vì làm như vậy máu sẽ chảy trở lại.

2. Đánh lạc hướng bé

Nếu có thể, mẹ hãy mở một đĩa DVD hoặc một kênh chương trình bé yêu thích nhằm làm bé phân tâm. Bé ngồi yên càng lâu cho mẹ xử lý vết thương thì máu càng nhanh ngừng chảy.

3. Làm mát

Để giảm đau và giảm sưng, mẹ có thể dùng một túi nước đá hoặc rau củ đông lạnh áp vào chỗ chảy máu. Nếu được, mẹ có thể cho bé mút kem lạnh khi vết thương trong miệng không quá lớn.

4. Dùng thuốc giảm đau nếu cần thiết

Thường thì vết thương miệng sẽ không làm bé đau quá lâu. Nhưng nếu bé vẫn khó chịu nhiều, mẹ có thể cho bé dùng một ít thuốc giảm đau. Đương nhiên, chỉ dùng khi cảm thấy thật sự cần thiết và nên có sự thông qua của bác sĩ.

5. Cho bé ăn cẩn thận

Khi vết thương đang lành dần, những thức ăn cho bé nên được nêm nhạt một chút, tránh các món có tính a-xít như nước cam hay quá mặn như nước mắm. Các món ăn mềm, dễ nhai sẽ giúp bé cảm thấy bớt khó chịu. Lúc này, kem lạnh vẫn sẽ giúp làm dịu vết thương của bé. Ngoài ra, khi máu đã hết chảy một thời gian, mẹ có thể cho bé súc miệng bằng nước hơi ấm sau khi ăn để thức ăn không bám vào vết thương. (súc miệng sớm bằng nước ấm có thể làm máu chảy trở lại).

Chăm sóc trẻ,Kỹ năng làm mẹ,Sơ cứu trẻ

6. Đợi vài ngày

Vết thương miệng dù nhỏ cũng mất khoảng 3 đến 4 ngày để lành lại.

Khi nào mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ?

Mẹ có thể dễ dàng xử lý đa số các vết thương miệng của bé. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau đây, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ:

- Chảy máu nhiều, không cầm sau 10 phút đè ép.

- Bé giãy giụa nhiều, mẹ không đè gạc được và máu chảy rất nhiều.

- Vết cắt sâu, vết rách mở mép hoặc vết rách dài hơn 1cm.

- Có mảnh vỡ hoặc bụi bẩn trong vết thương.

- Vết thương xuyên thủng vòm miệng, cổ họng hoặc a-mi-đan (ví dụ như khi bé ngã mà đang cầm bút) có thể làm tổn thương sâu đến các mô ở đầu, cổ.

- Vết thương gây ra bởi những vật bẩn hoặc gỉ (nhất là khi mẹ không chắc về việc bé được tiêm ngừa uốn ván hay chưa).

- Vết thương do bị người hay động vật cắn .

- Mẹ nghi ngờ có gãy xương (ví dụ như bé không thể di chuyển hàm hoặc gò má bé sưng lên).

- Răng bé bị gãy hay vỡ ra (đem theo răng của bé đến gặp nha sĩ để được điều trị). Mẹ có thể xem cách bảo quản răng khi đem đến bệnh viện tại đây.

- Có dấu hiệu nhiễm trùng (sưng, đỏ, đau tăng nhiều, sốt) trong vài ngày đầu sau khi bị thương.

Phòng tránh để bé không bị chấn thương miệng

Dù mẹ có tìm mọi cách ngăn không để bé bị thương thì vẫn rất khó tránh khỏi một lần như vậy. Tuy nhiên, nguy cơ sẽ giảm đi nếu mẹ thực hiện các cách sau:

- Hạn chế không để bé bị té (như dùng thảm chống trượt trong nhà), bao các góc sắc như cạnh bàn, cạnh cửa,…

- Tập cho bé đi vững trên chân trần, hạn chế mang vớ cho bé khi chưa đi vững.

- Không để bé cầm vật sắc nhọn khi đang đi, chạy.

- Không để bé đi hay chạy mà có đồ chơi trong miệng.

- Tập cho bé thói quen ngồi vào bàn khi ăn.

- Cho bé ăn các phần ăn nhỏ. Như vậy, bé sẽ không cố cho thật nhiều thức ăn vào miệng, tăng khả năng cắn vào miệng hay lưỡi khi đang nhai.

- Khi không ở bên cạnh, mẹ nên đặt bé vào xe tập đi hay xe đẩy để tránh té ngã, gây ra chấn thương miệng cũng như các nơi khác trên cơ thể. 

Theo Trí Thức Trẻ

Tin được quan tâm

Hạn cuối đến ngày 30/6: Cán bộ, công chức không thực hiện điều này sẽ bị xem là không đáp ứng yêu cầu công việc

Từ 30/6/2025, cán bộ, công chức không thực hiện việc này sẽ bị coi là không đáp ứng yêu cầu công việc.
Kiến thức 3 ngày, 12 giờ trước

Không thể tin được! Quế Trân, Người đẹp sân khấu đã lên chức mẹ

Trong showbiz, chuyện đời tư của nghệ sĩ luôn là đề tài thu hút sự chú ý đặc biệt từ công chúng và giới truyền...
Chuyện làng sao 2 ngày, 8 giờ trước

Chỉ hơn 1 tháng nữa, có tới hàng nghìn người không được chi trả BHYT khi đi khám chữa bệnh, là những ai?

Kể từ 1/7/2025, những chính sách liên quan tới bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ có nhiều những thay đổi. Trong đó, người dân cần...
Kiến thức 2 ngày, 9 giờ trước

Khi trồng hoa giấy, hãy nhớ 'mẹo' này, ngay cả giống hoa lười nhất cũng sẽ nở đầy hoa

Hôm nay chúng ta sẽ nói về một số mẹo trồng hoa giấy! Bạn có biết rằng nếu muốn cây hoa giấy của mình, ngay...
Đời sống số 3 ngày, 18 giờ trước

Những con giáp nào cần thận trọng vào thứ Ba ngày 20/5, tức ngày 23 tháng 4 âm lịch?

Người xưa nói: Quan sát đạo trời, thuận theo hành động của trời. Ngày 17 tháng 5, thứ Bảy, ngày 20 tháng 4 âm lịch,...
Đời sống số 2 ngày, 7 giờ trước

Thay đèn xe máy từ bóng đèn halogen sang bóng led trắng để sử dụng thì có bị phạt không?

Đây là vấn đề khá nhiều người quan tâm bởi đôi khi đèn pha sợi đốt cũ ánh sáng không đủ để di chuyển trong...
Kiến thức 1 ngày, 4 giờ trước

Tin cùng mục

3 sai lầm khiến con cái mãi không lớn nổi, hầu như cha mẹ nào cũng mắc ít nhất là 1 điểm

Cha mẹ nào cũng yêu thương con, nhưng điều đáng buồn là có những điểm phụ huynh cứ nghĩ là 'đúng', là 'tốt cho con',...
Chăm con 3 giờ, 5 phút trước

Loại rau bán đầy ngoài chợ, nấu lên nhơn nhớt, bổ ngang nhân sâm, giúp hạ mỡ máu, giảm cân, nhưng nhiều người lại chê không ăn

Rau mồng tơi - loại rau dân dã, quen thuộc trong mỗi bữa ăn gia đình Việt vào mùa hè. Điểm đặc trưng khiến loại...
Chăm sóc sức khỏe 10 giờ, 33 phút trước

Ai không nên ăn mít?

Theo chia sẻ của Lương y Bùi Đắc Sáng - Hội Đông y Hà Nội cho biết, 5 nhóm người dưới đây nên hạn chế...
Chăm sóc sức khỏe 11 giờ, 8 phút trước

Mỡ máu cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, nhưng chúng lại 'rất sợ' một loại quả rẻ tiền này, nhà nào cũng có

“Tam chứng” là những căn bệnh thường gặp ở người trung niên và người cao tuổi, trong đó căn bệnh dễ mắc nhất trong “tam...
Chăm sóc sức khỏe 14 giờ, 5 phút trước

Lươn đồng tốt như nhân sâm ở tuổi trung niên, nhưng 4 người không nên ăn

Khi nói đến thức uống giải nhiệt mùa hè, món ăn ngon nhất chính là lươn. Sau khi kiếm ăn và khỏe mạnh vào mùa...
Chăm sóc sức khỏe 18 giờ, 4 phút trước

'Vua rút cạn canxi' gọi tên 3 loại nước này, uống càng nhiều xương càng giòn, nhiều người Việt dùng hàng ngày

Theo nghiên cứu, ngoài tuổi tác, thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống của một người cũng đóng một vai trò quan trọng...
Chăm sóc sức khỏe 1 ngày, 10 giờ trước

Tin mới cập nhật

Trẻ hướng nội và hướng ngoại: Ai có tương lai thành công hơn

Trong tâm lý học, hướng nội và hướng ngoại là những đặc điểm tính cách rất phổ biến, thường được gọi là chiều kích tính...
Kiến thức 3 giờ, 56 phút trước

Tử vi ngày 22/5/2025 của 12 con giáp: Tuổi Tuất tiền bạc thu về tay không ít, Dậu vận trình không như mong đợi

Cùng xem tử vi dự đoán gì về vận mệnh, tình duyên, cuộc sống,... của 12 con giáp trong ngày 22/5/2025.
Đời sống số 3 giờ, 56 phút trước

Tin vui: Đề xuất cán bộ đi làm xa sau sáp nhập được mua nhà ở xã hội

Chính phủ đề xuất đưa công chức chịu tác động của việc sáp nhập các đơn vị hành vào đối tượng được hưởng chính sách...
Kiến thức 3 giờ, 4 phút trước

Dự báo thời điểm bắt đầu mùa bão năm 2025

Mùa bão năm 2025 khả năng bắt đầu ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm, theo cơ quan nghiên cứu về khí tượng.
Tin trong ngày 3 giờ, 5 phút trước

Ngôi nhà cổ tại Việt Nam được làm bằng loại gỗ quý hiếm như 'khối vàng lộ thiên', trị giá lên đến hàng trăm tỷ đồng

Đây là căn nhà gây sự chú ý trên nhiều diễn đàn, mạng xã hội trong những năm qua.
Kiến thức 3 giờ, 5 phút trước

5 ngành nghề khó 'ế việc' trong 10 năm tới, luôn khát nhân lực có tay nghề cao, lương cao ngất lên đến 70 triệu đồng/tháng

Một số ngành nghề đang trên đà phát triển mạnh với nhu cầu nhân lực cao, đặc biệt là người có chuyên môn cao và...
Kiến thức 3 giờ, 6 phút trước

Giá vàng giảm: Đừng lo, đây là 3 'cửa sáng' mà ít nhà đầu tư nhìn thấy

Khi thấy giá vàng giảm mạnh có thể gây lo lắng, nhưng cũng là thời điểm lý tưởng để tái cấu trúc danh mục đầu...
Kiến thức 3 giờ, 6 phút trước

Vượt qua cả ĐH Bách khoa, ĐH Y dược đây là trường đại học đứng đầu về doanh thu từ khoa học công nghệ ở Việt Nam, lên tới 526 tỷ đồng

Tính đến hiện tại, đây là đại học có doanh thu từ chuyển giao khoa học công nghệ lớn nhất.
Dòng sự kiện 3 giờ, 6 phút trước

Những con giáp nào cần thận trọng vào thứ năm ngày 22 tháng 5, tức ngày 25 tháng 4 âm lịch?

Người xưa sử dụng Thiên Can, Địa Chi và các thuật ngữ mặt trời để diễn tả sự chuyển động của thời tiết. Ngày 22...
Đời sống số 7 giờ, 15 phút trước

Trắc nghiệm tâm lý: Bạn thích phong cảnh mùa thu nào? Kiểm tra tình hình cuộc sống của bạn sau ba năm?

Hãy chọn một hình ảnh phong cảnh mùa thu mà bạn cảm thấy gần gũi, thư giãn hoặc thu hút nhất. Sau đó, xem phần...
Đời sống số 8 giờ, 35 phút trước