1. Tuyệt đối tránh so sánh và tạo cảm giác bị bỏ rơi: "Bố mẹ thương em hơn con rồi/ Có em là con ra rìa rồi". (Dù chỉ là nói đùa) Những câu nói này gieo vào trẻ sự so sánh và cảm giác bị bỏ rơi, khiến trẻ dễ ghen tỵ hoặc tự ti. Trẻ nhỏ không hiểu đùa cợt, chúng sẽ tin thật và cảm thấy bất an.
2. Tránh ép buộc sự nhường nhịn: "Con phải nhường em hết, vì em còn bé!" Việc ép buộc trẻ nhường nhịn, sự quan tâm mà không giải thích sẽ khiến trẻ nghĩ mình không còn được yêu thương.
3. Không so sánh hành vi: "Sao con hư thế? Nhìn em đây này!" So sánh anh/chị với em bé sơ sinh là không công bằng, vô tình tạo áp lực lên con lớn.
Những câu "đại kỵ" mà bố mẹ nên tránh nói với con lớn khi nhà có thêm em bé (Ảnh minh hoạ)
4. Tránh đổ lỗi vô căn cứ: "Con làm gì mà để em khóc?" Đổ lỗi vô căn cứ khiến trẻ cảm thấy bị oan ức và bực bội với em.
5. Không biến trẻ thành gánh nặng: "Mẹ bận chăm em, con làm anh/chị rồi, tự đi chỗ khác chơi!" Câu nói này khiến trẻ nghĩ mình là gánh nặng, dễ sinh ra cảm giác bị ghẻ lạnh. Trẻ sẽ thấy mình luôn bị xếp sau, dần dần xa cách bố mẹ. Trẻ dù lớn hơn vẫn cần được quan tâm, câu nói này dễ làm tổn thương tinh thần của bé.
6. Không so sánh ngoại hình: "Em xinh hơn con ngày xưa!" So sánh ngoại hình khiến con lớn mặc cảm, thậm chí ghen tị với em.
7. Tránh ép buộc tình cảm: "Con phải yêu em!" Tình cảm cần thời gian để hình thành tự nhiên, ép buộc chỉ khiến trẻ phản kháng.
Lời khuyên:
Thay vì những câu nói trên, cha mẹ nên:
(Ảnh minh hoạ)
- Tránh so sánh và ép buộc: Đừng ép trẻ thể hiện tình cảm với em nếu chưa sẵn sàng.
- Dành thời gian riêng cho con lớn: Giải thích rằng em bé cần chăm sóc nhiều hơn tạm thời, nhưng tình yêu dành cho con không thay đổi.
- Khen ngợi khi con lớn biết giúp đỡ em: Nhưng đừng biến điều đó thành áp lực.
Những lời nói tưởng chừng đơn giản có thể ảnh hưởng lâu dài đến tâm lý và mối quan hệ giữa các con. Cha mẹ cần cẩn trọng để tránh làm tổn thương những "thiên thần nhỏ" của mình.
T.Hà (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)