Phụ nữ mang thai không còn sống cho riêng mình mà còn phải chăm sóc bào thai bé nhỏ trong bụng. Sau đây là những lời khuyên nên ăn gì và không nên ăn gì để giúp cho bào thai phát triển.
NÊN:
1. Tính toán lượng calo cho khẩu phần ăn hàng ngày
Trong suốt quá trình mang thai, người phụ nữ cần thêm 55.000 calo để cho ra đời một em bé khỏe mạnh. Nếu chia ra thì trung bình mỗi ngày trong hai quý sau của thai kỳ, bà bầu chỉ cần thêm 300 calo (tương đương với một ly sữa không béo, một lát bánh mì và một quả táo). Nhu cầu bổ sung lượng calo không quan trọng trong quý đầu. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin và khoáng chất lại vô cùng cần thiết, như vitamin B và axit folic - quan trọng trong việc giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh. Bạn nên bổ sung nhiều rau quả có màu xanh, vàng, đỏ đậm, các loại hạt đậu, ngũ cốc nguyên cám. Ngoài ra nếu sử dụng vitamin tổng hợp nên đảm bảo 400mcg axit folic trong lượng vitamin mỗi ngày.
2. Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi
Canxi giúp bé có bộ xương vững chắc và ngăn ngừa triệu chứng loãng xương cho mẹ. Nó còn giúp phòng chống cao huyết áp do mang thai và đảm bảo hoạt động bình thường của hệ thần kinh và cơ bắp.
Mỗi ngày, phụ nữ mang thai cần tối thiểu 1000mg canxi. Để đáp ứng đủ con số này, bạn nên uống 3 ly sữa không béo hoặc sữa đậu nành mỗi ngày trước, trong và sau thời gian mang thai.
Mỗi ngày, phụ nữ mang thai cần tối thiểu 1000mg canxi. (ảnh minh họa)
3. Uống đủ nước
Cung cấp đủ nước cho cơ thể là việc làm quan trọng trong thời gian mang thai để chống táo bón và tăng lượng máu, cung cấp oxy và dưỡng chất cho cả mẹ và bé. Phụ nữ mang thai nên uống một ly nước trong thời gian giữa các bữa ăn chính và phụ. Ngoài ra, nên uống thêm các loại đồ uống bổ dưỡng, đặc biệt là nước hoa quả và sữa không béo.
4. Tập trung vào các thực phẩm giàu chất sắt
Các loại thực phẩm giàu protein như thịt nạc, thịt gà không da, cá, đậu… là nguồn cung cấp sắt quan trọng trong bữa ăn. Sắt cũng là một trong những chất khó cung cấp đủ cho cơ thể nhất, nhưng lại có vai trò then chốt trong việc duy trì đủ lượng ôxi cung cấp cho thai nhi, đảm bảo sự phát triển bình thường của bé trong bụng mẹ và phòng ngừa sinh non.
KHÔNG NÊN:
1. Bỏ qua hải sản
Cá biển là thực phẩm chứa nhiều chất béo omega 3, cần thiết cho sự phát triển não bộ và thị giác của bé. Omega 3 còn giúp ngăn ngừa sinh non, các bệnh về dị ứng và hen suyễn ở trẻ sau này. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, cá biển bị nhiễm thủy ngân gây nguy hiểm cho hệ thần kinh. Làm cho nhiều bà mẹ từ bỏ cá biển cũng như các loại hải sản. Thực ra, điều này sẽ khiến trẻ không được cung cấp đủ DHA. Để hạn chế việc này, chỉ cần ăn không quá 350gr một tuần và nên tránh ăn một số loại như cá nhám, cá kiếm, cá thu chứ không nên loại bỏ hoàn toàn khỏi bữa ăn hàng ngày.
2. Rượu, cà phê, coca, trà và pho mát dạng mềm
Rượu có thể gây sẩy thai, vì vậy nó đặc biệt nguy hiểm. Cà phê và các loại nước có chứa cafein hiện tại chưa bị cấm hoàn toàn nhưng một số nghiên cứu đã đưa ra những bằng chứng về ảnh hưởng của cà phê có thể gây hiện tượng sẩy thai, trẻ sơ sinh bị thiếu cân và dị tật bẩm sinh.
Các loại pho mát mềm chưa tiệt trùng hay các loại thịt chế biến có thể chứa một số loại vi khuẩn nguy hiểm cho bào thai. Mặc dù đối với người lớn, những loại vi trùng này chỉ gây cúm, nhưng với những bà mẹ mang thai thì chúng có thể gây sốt, sẩy thai và nhiều bệnh nguy hiểm hơn.
Rượu có thể gây sẩy thai, vì vậy nó đặc biệt nguy hiểm. (ảnh minh họa)
3. Ăn kiêng
Đối với các bà mẹ mang thai thì đây không phải là thời gian thích hợp để thực hiện các biện pháp ăn kiêng. Sự phát triển của bào thai phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng của người mẹ. Nếu khẩu phần ăn không hợp lý, có thể gây hậu quả cho trẻ đến tận những năm sau này. Vì vậy, hãy từ bỏ thói quen ăn kiêng và thực hiện ăn đủ chất khi mẹ đang mang bầu.
4. Tăng cân quá nhiều
Tăng cân quá nhiều trong thời gian mang thai sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như tiểu đường thai kỳ, thai lưu, sinh quá non hoặc phải sinh mổ. Trọng lượng tăng thêm tối đa đối của phụ nữ mang thai phụ thuộc vào thể trạng mỗi người. Mức tăng trung bình thường từ 11kg đến không quá 16kg. Những người vốn đã thừa cân thì khi mang thai không nên tăng quá từ 7 đến 11kg. Những người nhẹ cân thì cần tăng thêm từ 13 đến 18kg, tùy theo chiều cao và gầy ở mức nào. Nếu tăng cân nhiều và đột ngột, tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
Theo Khám Phá