Điều đó cho thấy hăm tã là căn bệnh rất phổ biến không chỉ khiến làn da mỏng manh của trẻ bị tổn thương mà còn gây tình trạng khó chịu, ảnh hưởng sức khoẻ. Chính vì vậy các mẹ nên có biện pháp chủ động phòng ngừa hăm tã.
Mẹ có biết: Hăm tã khiến bé sụt cân, mất ngủ?
Hầu hết các mẹ đều cảm thấy xót xa khi vùng da của trẻ bị nổi đỏ, đau rát do bị hăm tã. Thế nhưng đằng sau sự đau rát ấy, còn rất nhiều mối nguy tiềm ẩn mà trẻ phải đối mặt như sụt cân, mất ngủ, thậm chí là ảnh hưởng sức khỏe.
Chị Thùy Linh (Quận Bình Thạnh) chia sẻ: “Trước đây, bé nhà mình cũng từng bị hăm tã. Lúc đấy bé khó chịu và cáu gắt hơn thường ngày, lại còn lười ăn nữa chứ. Cứ tới giờ ăn là y như rằng cu cậu giãy nảy cả lên, sụt cân hẳn khiến mình lo lắm”.
Hăm tã khiến bé biếng ăn, sụt cân
Không chỉ sụt cân, giấc ngủ của bé còn có thể gián đoạn bởi chứng hăm tã. Chị Thanh Phương (Quận 3) cũng xót xa kể lại: “Công chúa nhỏ nhà mình bình thường hay ăn hay ngủ, trộm vía nên bé cũng bụ bẫm lắm! Ấy vậy mà khi bị hăm tã bé hay giật mình trong lúc ngủ, có lúc còn khóc ré lên! Làm mình xót ruột lắm!”
Vậy mới thấy, hăm tã không chỉ khiến bé mất ăn mất ngủ, mà còn làm các mẹ cũng đứng ngồi không yên. Thế nên các mẹ đừng để trẻ đau rát vì hăm tã rồi mới tìm cách chữa, mà hãy chủ động bảo vệ làn da bé ngay từ đầu.
Loại bỏ nguy cơ hăm tã
Nguyên nhân chủ yếu gây hăm tã là do ở những năm đầu đời làn da của bé mỏng manh hơn nhiều so với người lớn nên khó có thể tự chống chọi với những tác nhân gây hại từ bên ngoài. Vì vậy, khi bố mẹ cho bé mặc tã nhưng không thay tã thường xuyên, làn da nhạy cảm của bé sẽ tiếp xúc lâu hơn với các enzyme trong chất thải lưu trú trong tã của chính bé, gây kích ứng cho bề mặt da, làm cho bé bị hăm tã. Ðiều này xảy ra là bởi làn da bé không hề được bảo vệ bởi một “màng ngăn cách” nào trước sự tấn công của các enzyme và nước tiểu.
Vì vậy, muốn phòng ngừa hăm tã cho bé, mẹ cần tạo một “lớp màng bảo vệ” cho làn da mỏng manh, nhạy cảm của bé khỏi các tác nhân kích ứng.
Mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hăm tã cho bé yêu của mình bằng cách
bôi thuốc mỡ hàng ngày
Một trong những cách tạo lớp màng bảo vệ da bé hiệu quả là bôi thuốc mỡ có cơ chế tác động kép Dexpanthenol & Lanolin cho bé trước khi quấn tã. Lanolin chiết xuất từ bã nhờn của cừu, có cấu trúc gần như tương đồng với chất béo trên cơ thể người, tạo thành lớp màng bảo vệ vững chắc không cho da bé tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng da như nước tiểu, phân mà không ngăn cản sự “thở” tự nhiên của da bé. Ngoài ra, Lanolin cũng có khả năng dưỡng ẩm, giúp da bé luôn mịn màng và khỏe mạnh. Trong khi đó, Dexpanthenol (tiền chất vitamin B5) lại có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo vùng da tổn thương một cách nhanh chóng, giúp nhẹ nhàng chữa lành các vết hăm còn lưu lại trên da bé.
Chị Thùy Linh tiếp tục chia sẻ:“Sau lần đấy, mình được người bạn thân giới thiệu dùng thuốc mỡ bôi lên da bé trước khi quấn tã. Thực sự mình rất yên tâm khi được biết thuốc mỡ không chỉ có tác dụng chống hăm tốt, mà còn cực kỳ an toàn cho trẻ khi đáp ứng 3 tiêu chuẩn không màu, không mùi và không chất bảo quản. Thậm chí, hai hoạt chất chính Dexpanthenol & Lanolin còn được FDA xếp vào hàng an toàn, không độc hại ngay cả khi bé nuốt phải. Bây giờ, da của bé hoàn toàn khỏe mạnh, bé có thể vui chơi thỏa thích mà không ngại chứng hăm tã tấn công nữa nên mình an tâm lắm”.
Để lưu giữ kỷ niệm ngọt ngào, đáng yêu của bé và nhận nhiều giải thưởng hấp dẫn, Mẹ hãy tham gia cuộc thi ảnh “100 câu chuyện mẹ và bé” diễn ra vào ngày 15/05 tại website. Mẹ muốn biết “tất tần tật” thông tin về hăm tã hay Mẹ vẫn đang tìm bí quyết bảo vệ chăm sóc da hiệu quả, Mẹ có thể tham khảo câu chuyện thú vị của “Tiến sĩ mông” và các video bổ ích khác tại đây hoặc tham khảo Fanpage Hơi Thở Cho Làn Da Bé qua Fanpage: https://www.facebook.com/HoiThoChoLanDaBe?fref=ts. |
HX (Theo Giadinhvietnam.com)