Mặc dù trong quá trình mang thai, cha mẹ thường rất chăm lo cho thai nhi cũng như bản thân người mẹ từ chế độ dinh dưỡng, tập luyện, đi lại… tuy nhiên vẫn không ít trường hợp trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh. Vậy “dị thật thai nhi” thường xả ra khi nào? Nếu vượt qua được giai đoạn này, các mẹ bầu có thể yên tâm.
Nói chung, để tránh tình trạng thai nhi bị dị tật khi mang thai, sàng lọc dị tật bẩm sinh thường phải được thực hiện, tất nhiên không phải mẹ bầu nào cũng biết đến hạng mục kiểm tra này.
Thực ra đó chỉ là câu nói mọi người hay gọi, còn trong y học, hạng mục kiểm tra này được gọi là khám siêu âm trước sinh có hệ thống khi mang thai. Trong quá trình kiểm tra không chỉ cần kiểm tra sự tăng trưởng, phát triển của thai nhi, hay nhau thai, nước ối mà còn khám chi tiết từng cơ quan, sau khi xem xét toàn diện sẽ đánh giá xem có dị tật về tăng trưởng hay không.
Đối với trường hợp có khả năng bị dị tật cao, thường có các vấn đề sau như biến dạng chân tay, biến dạng đường tiêu hóa, thoát vị não hoặc cơ hoành… nên hạng mục giám định này khá trọng yếu, đồng thời việc khám sàng lọc này cũng cần có thời gian nhất định, không nên khám tùy tiện. Nên khám ở tuần thứ 20 - 24 của thai kỳ, vì lúc này không chỉ nắm rõ được sự phát triển cấu tạo các cơ quan của thai nhi trong bụng, mà còn có thể xử lý kịp thời nếu có điều xấu xảy ra.
Vậy khi nào thai nhi trong bụng mẹ dễ bị dị tật nhất? Trên thực tế, giai đoạn dị tật thai nhi phải ở giai đoạn 3 tháng đầu, tức là giai đoạn phát triển ban đầu của thai nhi trong bụng, từ tuần đầu tiên đến tuần thứ 14. Đặc biệt là ở tuần thứ 8 của thai kỳ, đầu, mình và tay chân đã hình thành, tuần thứ 10 của thai kỳ, các cơ quan khác nhau cũng đã bắt đầu dần hình thành, đến tuần thứ 12 của thai kỳ, các cơ quan sinh sản bên ngoài của bé cũng bắt đầu hình thành. Đến tuần thứ 13, gan và thận của thai nhi có thể đã bắt đầu hoạt động nên trong giai đoạn 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Lúc này bà bầu mẹ nên chú ý đến chế độ ăn uống của bản thân và môi trường xung quanh để loại trừ các yếu tố nguy cơ gây dị tật thai nhi nhé!
Nguyễn Giang (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)