Chúng ta cần phân biệt việc “trợ giúp con trẻ” và “làm thay con mọi chuyện”. Hay một cách khái quát hơn, sự trợ giúp thực sự chỉ tồn tại trong mối quan hệ hợp tác hoặc cộng tác. Cách thương và hỗ trợ con tốt nhất chính là “sự giúp đỡ trên tinh thần cộng tác, hợp tác”. Hãy cùng xem sự khác biệt.
Để hiểu hơn về sự giúp đỡ trên tinh thần cộng tác, hãy lấy một ví dụ, nếu hai người có cùng chung một mục đích kinh doanh, việc cộng tác hay hợp tác là điều hết sức cần thiết: Khi đó, một người có thể đảm nhận việc chọn đồ nội thất, còn một người sẽ chịu trách nhiệm về quảng cáo.
Ngược lại, nếu sự giúp đỡ chỉ đi theo một chiều, chỉ để giải quyết vấn đề ở bề mặt, nó sẽ trở thành “có hại” đối với người nhận sự giúp đỡ. Sự giúp đỡ một chiều, hay làm hộ sẽ nuôi dưỡng những suy nghĩ sai lầm nơi người nhận giúp đỡ (trong tình huống này là những đứa trẻ):
- Đứa trẻ sẽ nghĩ rằng chúng thực sự cần đến cha mẹ để làm nhiệm vụ đó.
- Cha mẹ có trách nhiệm phải hỗ trợ con trong công việc này.
- Việc giúp đỡ con là một điều rất quan trọng với cha mẹ.
Những suy nghĩ tiêu cực này chính là nguồn cơn của thái độ ỷ lại, chờ đợi giúp đỡ và hành động mè nheo của trẻ khi bị cha mẹ từ chối một điều gì đó.
Nguy hại hơn, “việc làm thay con mọi chuyện” khiến cả hai bên cha mẹ và con cái đều chịu những tổn thất. Về phần con cái, chúng sẽ nghĩ rằng không có cha mẹ, chúng không thể làm được nhiệm vụ đó, đây là suy nghĩ có thể “tiêu diệt” sự tự tin của đứa trẻ. Trong khi đó “việc làm thay con mọi chuyện” sẽ nuôi dưỡng trong lòng cha mẹ một niềm lo lắng lớn: Không có mình, con không thể làm gì cả.
Đặc điểm chung của những bậc phụ huynh “làm thay con tất cả” là không thể nhìn thấy con mình “chịu khổ”. Tuy nhiên, suy nghĩ về “sự chịu khổ” của họ lại hoàn toàn sai lầm.
Các bố mẹ bảo bọc con thái quá thường có một tuổi thơ rất khó khăn, và họ không muốn con cái mình phải sống như vậy. Đó là lý do, họ đẩy sự giáo dục con cái sang thái cực bao bọc hoàn toàn: Họ giải quyết giúp con mọi vấn đề, kể cả những vấn đề mà con cái họ hoàn toàn có thể tự giải quyết. Những đứa trẻ này sẽ phải đi tới độ tuổi trưởng thành – nơi mà chúng cần có khả năng tự làm chủ cuộc sống của mình.Tuy nhiên những đứa trẻ quá được bao bọc sẽ hoàn toàn lạc lối ở ngưỡng cửa này.
Dạy trẻ những kỹ năng cần thiết trước tiên Đầu tiên, cha mẹ phải dạy con tự lập sống dựa vào chính đôi tay của mình ngay từ khi còn nhỏ. Trẻ em từ 2 tuổi trở đi đã dần nhận thức được mọi thứ xung quanh và đây cũng là giai đoạn quan trọng trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Trẻ ở tuổi này nên được dạy để thành thục những kỹ năng cơ bản phù hợp
Cha mẹ cần kiên nhẫn khi dạy con Ngoài việc rất khuyến khích cho con trẻ tự lập và tạo môi trường cho con rèn luyện kỹ năng sống, thì cha mẹ cũng chính là những người hay mất kiên nhẫn khi chờ đợi con thực hiện. Mặc dù khá khó khăn và mất thời gian nhưng khi con trẻ cố gắng làm một điều gì đó vì tính tò mò hoặc cũng có thể là bắt chước người khác thì cha mẹ nên cố gắng kiên nhẫn chờ đợi xem con đã làm đúng hay chưa.
Phân công công việc cho mỗi người Mỗi người trong gia đình đều có công việc riêng nhưng trách nhiệm chung vẫn là vun đắp cho tổ ấm. Nếu giao việc vừa sức cho bé cùng những câu khen ngợi, trẻ sẽ vô cùng hãnh diện vì là một thành viên, một người lao động chân chính. Ví dụ: Khi bố đi làm về thì bé có thể giúp bố cất áo, cất nón và các hành động này nên được khuyến khích lặp lại thường xuyên.
Khuyến khích trẻ lao động Lao động mang đến cho con người cảm giác được giải phóng năng lượng, gặt hái niềm vui khi được đền đáp xứng đáng. Việc tạo môi trường cho con làm việc và khen ngợi sẽ đem đến những biểu hiện tích cực cho bé. Bé sẽ vui mừng hơn khi được cha mẹ khen ngoan, khen giỏi. Điều này rất có ý nghĩa,nó sẽ khuyến khích những hành động tốt của bé trở thành thói quen, từ đó sẽ hình thành tính cách của trẻ.
Theo Khoevadep.com.vn