1. Xem quá nhiều sản phẩm điện tử
Trẻ dành quá nhiều thời gian nhìn vào điện thoại di động, tivi, máy tính bảng khiến khó tập trung và trở thành thói quen thích nhìn vào các sản phẩm điện tử để lấp đầy thời gian trống. Đương nhiên việc này sẽ khiến việc học của trẻ ngày một đi xuống.
2. Ngủ và nghỉ ngơi không đủ giấc
Đứa trẻ không được nghỉ ngơi thoải mái vào buổi trưa, buổi tối học bài và làm bài tập không có sức lực, thậm chí về đến nhà còn muốn ngủ. Rõ ràng chúng đang thiếu năng lượng. Càng buồn ngủ, trẻ càng làm bài tập chậm hơn, dẫn đến việc học đến rất muộn mới đi ngủ, tạo thành một vòng luẩn quẩn. Làm như vậy về lâu dài có thể gây tổn hại đến sức khỏe não bộ của trẻ.
Hãy cho con biết rằng học cách nghỉ trưa là một kỹ năng. Hãy nghỉ trưa hợp lý để có thể duy trì đủ năng lượng học tập vào buổi chiều và buổi tối.
3. Ăn quá nhiều
Trẻ con rất thích ăn vặt, nếu trong miệng không ăn gì thì có cảm giác như thiếu thứ gì đó, tự nhiên không muốn suy nghĩ. Chúng muốn dùng việc ăn uống để trì hoãn thời gian và thoát khỏi công việc nặng nhọc. Kết quả cuối cùng của là ngày càng ngu ngốc hơn.
Cha mẹ nên kiểm soát việc ăn vặt của trẻ, ăn uống đầy đủ, không kén chọn và có chế độ dinh dưỡng cân bằng sau bữa tối, không ăn sau 7 giờ. Nếu dồn sức vào việc học và ăn quá nhiều, trẻ sẽ dễ trở nên mũm mĩm và đầu óc trở nên ngu ngốc.
4. Tập thể dục quá ít
Không chú ý đến việc rèn luyện thể chất khiến trẻ ít vận động, máu lưu thông kém, não kém hoạt động, phản ứng kém nhạy bén.
Cùng con chơi thể thao mỗi ngày, nhảy dây, chơi bóng hay đi dạo ngoài trời khi cha mẹ có thời gian vào cuối tuần. Trẻ không chỉ nên nhanh nhẹn hơn mà còn rèn luyện cơ thể để trí não linh hoạt và thông minh hơn.
5. Quen nhờ cha mẹ
Khi một đứa trẻ còn nhỏ, gặp phải một vấn đề mà mình không biết, nó sẽ dang tay ra và hỏi bố mẹ phải làm gì. Cha mẹ không nên trực tiếp nói với con câu trả lời mà có thể đưa ra những lời nhắc nhở đơn giản và cho con những ý tưởng để hướng dẫn con tiếp tục suy nghĩ, tự học cách tự giải quyết vấn đề.
Rèn luyện khả năng suy nghĩ độc lập của tr , suy nghĩ cho bản thân trước và hình thành thói quen tốt trong việc sử dụng bộ não. Càng sử dụng bộ não, trẻ sẽ càng trở nên linh hoạt hơn. Trẻ thông minh không phải ai sinh ra cũng thông minh mà chúng chủ động rèn luyện khả năng tư duy, khả năng suy nghĩ sâu sắc để bản thân thông minh hơn.
Diệu Hạnh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)