Với chế độ chăm sóc và điều kiện sống tốt hơn nên tuổi dậy thì của trẻ nam và trẻ nữ đều sớm hơn. Ở Việt Nam, tuổi dậy thì của trẻ nam thường khoảng từ 14 thay vì 16 tuổi như trước đây. Các bé gái thường dậy thì từ 9 -14 tuổi.
Độ tuổi dậy các con thường có thay đổi rõ rệt và cả cơ thể và tâm tính. Vì thế, trong giai đoạn này bố mẹ cần quan tâm hơn đến trẻ để những vấn đề không mong muốn không xảy ra.
Đừng phán xét
Ở tuổi dậy thì trẻ rất dễ nhạy cảm với mọi thứ diễn ra xung quanh mình. Vậy nên đừng so sánh con mình với con người ta. Hãy đồng hành để chỉ ra những điểm chưa được ở trẻ và tìm cách uốn nắn.
Đừng làm giúp con
Điều dễ nhận thấy ở trẻ khi bước vào độ tuổi dậy thì đó là bắt đầu muốn ngưng nhận sự giúp đỡ từ bố mẹ mà thích được dựa vào bạn bè nhiều hơn. Vậy nên, phụ huynh hãy để con tự lập và làm những điều bản thân mong muốn.
Trò chuyện cùng con
Hạn chế thảo luận với con về những vấn đề như: “Hôm nay, con học thế nào?”, “Ở trường có chuyện gì không?” hay “Con làm bài kiểm tra tốt không?”. Hãy chủ yếu lắng nghe, đưa ra những lời khuyên trước thắc mắc của con khi trẻ bộc bạch thay vì cố gắng đào sâu bí mật của trẻ.
(Ảnh minh họa)
Bên con nhiều hơn
Dành thời gian cho con ở mọi độ tuổi đều quan trọng. Nhưng khi con bước vào tuổi dậy thì, mỗi tuần từ 1-2 lần, bố mẹ nên dành thời gian riêng để trò chuyện, chơi với con và tuyệt đối không chú tâm vào việc khác. Bằng cách này, phụ huynh không chỉ củng cố được mối quan hệ tình cảm với con mà còn có thể dạy trẻ thêm một số kỹ năng giao tiếp cá nhân. Điều này rất cần đối với sự phát triển nhân cách của trẻ trong tương lai.
(Ảnh minh họa)
Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)