Những tác hại khi đeo vòng bạc cho trẻ
Gây bệnh thậm chí nguy hiểm đến tính mạng
Do những quy định ngặt nghèo về hàm lượng chì, nhiều nhà sản xuất đã quay ra bổ sung cadmi - một kim loại rẻ, sáng bóng và dễ gia công vào vòng bạc. Với làn da mỏng manh của trẻ, khi đeo vòng bạc không nguyên chất có thể làm da của bé bị dị ứng hay mẩn đỏ nhất là những bé hay ngậm đồ. Điều này cực kỳ nguy hiểm khi trẻ ngậm những vật dụng chứa chì và cadmi.
Nếu như chì gây độc hại cho người khi tiếp xúc với mật độ cao, thì cadmi còn độc hơn nhiều ngay cả với một lượng nhỏ, gây ra các bệnh ở thận, xương và gan. Kim loại này còn được biết đến với biệt danh chất sinh ung thư. Trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư hóa học Jeff Weidenhamer từ Đại học Ashland, cho biết Cadimi là mối đe dọa đặc biệt nguy hiểm, bởi vì các bậc cha mẹ không thể biết món đồ nào mà họ mua chứa kim loại này. Ngoài ra các trang sức bằng hạt hay mảnh vỡ trang sức tróc ra nếu bé nuốt phải sẽ gây hóc và nguy hiểm cho bé.
Ảnh hưởng đến lưu thông máu
Nhiều bố mẹ đeo vòng cổ, lắc tay, chân bằng bạc cho trẻ nhưng không chọn đồ “trơn” mà lại chọn vòng kiểu sắc nhọn. Những loại này thường có chứa những cạnh sắc, đặc biệt là những loại nhỏ gây chật và khó chịu, hay bị cong vênh sẽ ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu của bé.
Gây viêm da và dị ứng
Dù có chọn những món trang sức kỹ lưỡng thế nào cũng sẽ khó tránh lực ma sát từ kim loại đến làn da bé, nếu để lâu ngày sẽ gây ngứa làm tổn thương. Vi khuẩn từ trang sức xâm nhập vào cơ thể sinh sôi gây nên bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là chứng viêm da dị ứng nếu bị vật trang sức đâm phải sẽ gây ra viêm và sưng mủ.
Ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của bé
Các loại trang sức không làm được nguyên chất từ vàng, bạc đều có chứa các chất kim loại độc hại như kẽm, chì, đồng, nhôm, niken, cadimi…làm ảnh hưởng đến phổi, thận và trí não ở bé. Ngoài ra, trong khí quyển có chứa các loại axit như axit sunfuric, axit nitric, khi tiếp xúc phải bạc sẽ bị phân huỷ thành những loại muối như sunfua bạc, nitrat bạc dễ tan trong nước. Các muối đó có thể làm hỏng da, sạm da, thậm chí khi ngửi phải ở nồng độ cao có thể làm tổn thương phổi.
Vậy, cha mẹ có nên đeo trang sức cho bé?
Các chuyên gia kiến nghị tốt nhất là không nên đeo đồ trang sức cho trẻ dưới 2 tuổi. Ngoài ra, nếu bé lớn hơn bạn nên chọn những loại trang sức có xuất xứ rõ ràng về chất liệu và kiểu dáng, chỉ nên chọn những loại trang sức trơn, vòng tròn ít gây nguy hại cho bé. Tránh cho bé đeo những loại trang sức có hình dáng cầu kì hoặc các loại hạt nếu nuốt phải sẽ gây tắc nghẽn hô hấp. Các sản phẩm dạng chuỗi thô sơ cũng không nên cho bé đeo lâu ngày sẽ khiến cơ thể bé khó chịu, nhất là phần cổ.
Cha mẹ cần ghi nhớ những điều sau đây để bảo vệ trẻ an toàn khi đeo trang sức cho trẻ
- Không nên mua các loại đồ trang sức rẻ tiền, không có rõ nguồn gốc, xuất sứ vì dễ gây ngộ độc cho trẻ
- Nếu chọn lựa đồ trang sức cho trẻ thì nên chon các đồ có hình dáng vòng tròn, trơn, ít gây nguy hiểm với trẻ, không nên chọn những loại có hình dáng sắc nhọn như hình sao, hình mũi tên, chữ thập…
- Tuyệt đối không chọn những món đồ dễ gẫy, rụng, đồ các loại hạt vì nếu trẻ cho vào miệng có thể bị hóc.
- Để an toàn tính mạng cho con không nên cho trẻ đeo các loại đồ trang sức đắt tiền khi đâu một mình. Tuy nhiên nếu đeo các đồ trang sức đắt tiền cho trẻ bố mẹ cần giám sát chặt chẽ đề phòng các trường hợp xấu xảy ra.
- Cha mẹ nên cho trẻ đeo các loại trang sức phù hợp với lứa tuổi. Với trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ sơ sinh không nên cho trẻ đeo bất cứ loại trang sức nào để tránh gây dị ứng da.
- Không nên chọn đồ trang sức bóng đẹp, màu sắc bắt mắt vì rất dễ có chất cadmi.
Huyền Nguyễn (Theo Nld.com.vn)