1. Nắm bắt giai đoạn quan trọng trong việc rèn luyện tính tự giác cho trẻ
Trước khi trẻ 6 tuổi là giai đoạn hình thành thói quen, nhân cách, lối sống. Trẻ ở giai đoạn này có nhiều giai đoạn nhạy cảm để đạt được tính tự giác. Trước hết trẻ phải hình thành cho mình ý thức trật tự trước 6 tuổi. Giai đoạn này thường vào khoảng 3 tuổi. Cha mẹ có thể đánh giá từ một số khía cạnh, chẳng hạn như: trẻ phải đặtcác đồ vật ở một vị trí nhất định và cần phải tự mình hoàn thành một việc gì đó. Nếu trẻ làm được nghĩa là trẻ đã có ý thức trật tự. Từ đó, khả năng tự nhận thức của trẻ được phát triển, sẽ dần dần hình thành cách tự quản lý và tính tự giác.
2. Vai trò làm gương của cha mẹ rất quan trọng
Cha mẹ là người thầy tốt nhất của con cái, con cái cũng là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Vì vậy, mọi lời nói, hành động của cha mẹ đều có tác động sâu sắc đến con cái. Cha mẹ cũng phải có tính tự giác trong cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như cất giữ kịp thời những đồ vật đã sử dụng, hình thành thói quen làm việc và nghỉ ngơi đều đặn, thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, không xả rác và dành thời gian rảnh để đọc sách, tập thể dục... Trẻ em sẽ tự nhiên học hỏi từ cha mẹ và đồng bộ với quy tắc của cha mẹ. Bạn phải biết rằng muốn con cái trở thành người như thế nào trước tiên phải do chính bạn làm.
Để rèn luyện tính tự giác của trẻ, bạn có thể bắt đầu tích lũy những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống, chẳng hạn như yêu cầu trẻ phải cất đồ chơi mỗi khi chơi, xếp đồ đạc gọn gàng... để trẻ hình thành thói quen rằng trẻ làm mọi việc một cách có trật tự. Điều này có thể rèn luyện trẻ cách phân biệt mức độ ưu tiên của mọi việc và sắp xếp thời gian của riêng mình để hoàn thành chúng một cách hợp lý.
3. Dạy trẻ quản lý thời gian
Học cách quản lý thời gian chính là chìa khóa giúp trẻ hình thành khả năng tự quản lý và có lối sống tự kỷ luật. Khi trẻ có thể sắp xếp thời gian hợp lý, trẻ sẽ chủ động hơn trong cuộc sống của mình và không bị trì hoãn. Cha mẹ có thể giúp con lập thời gian biểu, để con sắp xếp thời gian, công việc và thưởng cho con một số điểm thưởng cố định để con có thêm động lực kiên trì.
Cha mẹ không thể ở bên con mọi lúc. Dù bạn có cho con mình bao nhiêu của cải thì tốt hơn hết hãy để lại cho chúng những thói quen tốt để có thể tiến bộ trong cuộc sống.
Diệu Hạnh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)