Phải chào hỏi khi gặp người khác
(Ảnh minh họa)
Một số trẻ có bản tính hướng nội, không thích giao tiếp nhiều, trong lòng thiếu cảm giác an toàn, hơn nữa còn rụt rè và sợ hãi người ngoài. Nếu cha mẹ mù quáng yêu cầu bé chào hỏi mọi người khi gặp mặt thường sẽ dẫn đến những điều tiêu cực, khiến bé càng hướng nội hơn. Thậm chí, một số phụ huynh còn cảm thấy xấu hổ vì con không chào hỏi nên cho rằng con mình không lịch sự.
Làm thế nào những đứa trẻ không được cha mẹ khen ngợi và công nhận có thể nuôi dưỡng sự tự tin của chúng? Nếu bạn muốn rèn luyện lòng can đảm và khả năng tự tin của trẻ, bạn có thể đưa trẻ ra ngoài đi dạo, để trẻ có cơ hội giao tiếp với người ngoài, nhưng đừng ép trẻ phải giao tiếp với người khác một cách mù quáng. Hãy để những đứa trẻ từ từ tiếp xúc, cảm nhận thế giới bên ngoài, những thay đổi tích cực sẽ xảy ra.
So sánh trẻ với người khác
(Ảnh minh họa)
Đôi khi mục đích so sánh con với những đứa trẻ khác là để kích thích tinh thần cạnh tranh, thúc đẩy trẻ vượt qua giới hạn bản thân để đạt nhiều thành công hơn nữa. Tuy nhiên, không có ai giống nhau hoàn toàn. Mỗi đứa trẻ đều có tài năng, sở thích và khả năng phát triển ở mức độ khác biệt. Nếu phải nhận so sánh, trẻ sẽ trở nên tự ti luôn thấy mình kém cỏi, phát sinh tâm lý oán giận mọi người, cũng như ảnh hưởng đến lòng tự trọng của trẻ.
Mỗi đứa trẻ là một cá nhân, có tài năng và sở thích riêng. Điều này dễ dàng lý giải khi một đứa trẻ có năng khiếu âm nhạc, còn đứa khác thì không. Đứa trẻ không có năng khiếu âm nhạc có thể giỏi thể thao hoặc ham đọc sách. Chẳng có đứa trẻ nào tốt hơn đứa trẻ khác một cách toàn diện. Hãy để trẻ phát triển sở thích và khả năng của mình. Hãy để trẻ cảm thấy rằng chúng không cần phải giống với người anh chị em, hoặc con của một người bạn của cha mẹ chúng.
Đưa đồ của con cho người khác
(Ảnh minh họa)
Trẻ luôn cảm thấy đồ chơi của người khác đẹp hơn của mình, mỗi khi có bạn đến chơi nhà, một số cha mẹ thường lấy hết đồ chơi của con ra cho con bạn chơi cùng. Tuy nhiên, lúc về những “vị khách nhỏ” này sẽ thường khóc lóc, đòi chơi tiếp đồ chơi, lúc này nhiều bậc cha mẹ sẽ chọn cách tặng đồ chơi của con mình cho con của bạn bè.
Cho dù con họ lúc này có khóc bên cạnh và buồn đến đâu thì cha mẹ cũng chỉ nói: “Nhường bạn đi con, đừng khóc nữa, lần sau mẹ sẽ mua cho con một cái mới”. Nhưng đối với trẻ em, việc mất đi món đồ chơi yêu quý và không thể làm được gì đã khiến tâm lý trẻ bị tổn thương nặng nề. Vì vậy, khi cha mẹ cho người khác đồ chơi phải được sự đồng ý của trẻ, nếu không sẽ thường khiến trẻ cảm thấy cha mẹ không yêu thương mình!
Sự trưởng thành của trẻ cần sự chăm sóc chu đáo của cha mẹ, một số cha mẹ chỉ chú ý đến sức khỏe thể chất của trẻ mà quên rằng nhu cầu tâm lý cũng quan trọng không kém, chỉ có như vậy trẻ mới có thể ngày càng xuất sắc và trở thành một người thành công, luôn duy trì năng lượng tích cực khi trẻ lớn lên.
Và cha mẹ nên nhận ra rằng một đứa trẻ đã là một cá thể độc lập ngay từ khi sinh ra và chỉ khi hoàn toàn tôn trọng đứa trẻ thì mối quan hệ cha mẹ và con cái mới trở nên gần gũi, gắn bó hơn.
Nguyễn Giang (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)