Kỳ Kỳ năm nay 3 tuổi, rất háu ăn và có thể ăn được hầu như mọi thứ. Cũng giống như các em bé khác, Kỳ Kỳ rất thích ăn đồ ngọt, đặc biệt là bánh kẹo, bim bim… Dù vậy, em ăn nhiều nhưng cũng không béo. Thời gian gần đây, sắc mặt của Kỳ Kỳ có vẻ nhợt nhạt dần đi một cách kì lạ. Và chỉ khi đưa bé đến bệnh viện, mẹ Kỳ Kỳ mới kinh hoàng phát hiện ra con gái mình đã có giun tròn phát triển trong bụng từ rất lâu.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tổng số người nhiễm giun tròn hiện nay đã đạt ngưỡng 1,3 tỉ người – tương đương với khoảng 17,3% dân số toàn cầu. Giun tròn xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn và cũng nghiêm trọng hơn người lớn. Nó có thể gây tắc nghẽn đường ruột, ống mật và nguy hiểm hơn là dẫn đến tử vong. Hiện tại, có khoảng 100.000 người tử vong vì giun tròn mỗi năm.
Vậy giun tròn kí sinh là gì?
Giun tròn là một trong những loại kí sinh trùng dễ gặp nhất ở trẻ em. Nó khiến cho trẻ ăn không ngon miệng, tiêu hóa kém và ảnh hưởng đến sự hấp thu đường ruột của trẻ. Giun tròn có khả năng sinh sản rất mạnh. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, giun tròn sẽ sinh sôi nảy nở rất nhanh và tác động không nhỏ đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ. Bởi vậy, các bậc làm cha làm mẹ cần thường xuyên quan sát, theo dõi con em mình và đưa bé đến bệnh viện để điều trị kịp thời ngay khi phát hiện những triệu chứng đáng ngờ.
Những loại giun tròn phổ biến
1. Giun đũa
Giun đũa là một loại trùng kí sinh trong cơ thể con người, có thể dài từ 15 đến 35 cm. Tỉ lệ lây nhiễm giun đũa chiếm đến 70% trong các loại giun tròn kí sinh, và nó phổ biến ở nông thôn hơn là thành thị, đặc biệt là ở trẻ em. Một số triệu chứng thường thấy khi nhiễm giun đũa là suy dinh dưỡng, mất ngủ, chảy nước dãi, đau răng…
Giun đũa là loại giun tròn phổ biến nhất kí sinh trong cơ thể người
Giun đũa trưởng thành thường có màu hồng hoặc hơi ngả vàng, trên người có vằn, và đuôi của con đực thường hơi quăn.
2. Giun kim
Giun kim cũng là một loại kí sinh trùng siêu sinh khá phổ biến, nhưng thường khó phát hiện. Giun kim màu trắng, rất ngắn và nhỏ, thường kí sinh ở đường ruột và vùng hậu môn của trẻ.
Trẻ nhiễm giun kim sẽ thường cảm thấy ngứa quanh vùng hậu môn, đặc biệt khi giun kim đẻ trứng. Cha mẹ có thể quan sát bé để phát hiện giun kim kịp thời.
Cha mẹ cần thường xuyên theo dõi để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường ở trẻ nhỏ
Làm thế nào để nhận diện giun tròn kí sinh trong dạ dày của trẻ?
1. Trẻ bị đau dạ dày và mắc một số vấn đề về tiêu hóa. Trẻ có thể hay la hét và ôm bụng, xoa bụng, đặc biệt là vào ban đêm.
2. Trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, mất cảm giác thèm ăn.
3. Da mặt trẻ nhợt nhạt, trắng bệch. Đây là một triệu chứng rất phổ biến khi giun tròn đã phát triển đến một kích cỡ nhất định.
4. Trẻ bị đau răng, chải nước dãi. Đây cũng có thể là biểu hiện của sự thiếu hụt canxi, cha mẹ cần theo dõi cùng các triệu chứng khác.
5. Trẻ ăn nhiều nhưng không béo. Trẻ em háu ăn là một dấu hiệu tốt, tuy nhiên nếu trẻ vẫn ăn nhiều, đều đặn mà không béo thì rất có thể kí sinh trùng trong cơ thể đã hút đi các chất dinh dưỡng của trẻ.
Trẻ nhỏ luôn cần được tẩy giun định kì
Khi kí sinh trùng trong cơ thể trẻ sinh sôi nảy nở, chúng sẽ không chỉ ảnh hưởng đến khả năng tiếp thụ dinh dưỡng, hệ tiêu hóa của trẻ mà còn có thể gây nên rối loạn hấp thu thức ăn, dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm cân, thiếu máu và thậm chí có thể ảnh hưởng đến sự phát triển về mặt tâm thần ở trẻ em.
Để phòng tránh giun tròn kí sinh, các bậc phụ huynh cần tạo cho trẻ thói quen ăn uống, sinh hoạt một cách vệ sinh và khoa học như rửa tay trước khi ăn, cắt móng tay thường xuyên… Đồng thời, trẻ cũng nên được tẩy giun đều đặn. Trẻ trên 2 tuổi có thể được tiêm chủng đề phòng ngừa giun sán theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra, cha mẹ cũng phải thường xuyên chú ý đến những dấu hiệu bất thường ở trẻ nhỏ để phát hiện và điều trị kí sinh trùng kịp thời.
TiTi (Theo Giadinhvietnam.com)