Nguyên nhân sâu xa dẫn đến chứng "vẹo cổ, lệch người" ở trẻ là từ mẹ. Nhiều thai phụ thích nằm trên giường dưỡng thai, lười vận động nên thai nhi cũng chỉ giữ nguyên một động tác, tư thế giống mẹ. Điều này ảnh hưởng lớn đến sự tuần hoàn máu, gây ra hiện tượng sưng phù và khiến trẻ bị vẹo cổ, lệch người sau khi sinh. Nếu không được phát hiện và trị liệu sớm, sau 2 tuổi gương mặt trẻ sẽ trở nên không cân xứng, thậm chí còn biến dạng, ảnh hưởng đến nhan sắc sau này của bé.
Trẻ bị vẹo cổ có xu hướng lệch sang một bên, cằm cũng lệch về phía vai. Biểu hiện này càng rõ ràng hơn sau 2-3 tuần. Ngoài ra, gáy bị sưng phù và ngày càng to ra, khiến trẻ đau đớn sau 2 tuần.
Thói quen xấu của mẹ bầu có thể ảnh hưởng nhiều đến thai nhi
Phụ huynh sẽ phát hiện trẻ mắc chứng vẹo cổ hay không trong vòng 10 ngày kể từ khi sinh ra. Lúc đó, có thể áp dụng phương pháp bình thường, không cần phẫu thuật để uốn nắn.
Do đó, nếu nhận thấy trẻ có dấu hiệu vẹo cổ lệch người, cần đi khám xác nhận và chữa theo những cách sau: chườm nóng cục bộ, massage phần bị vẹo, nằm cố định trên giường và kéo thẳng. Cách này đặc biệt hiệu quả với trẻ dưới nửa năm tuổi.
Vi Vi (TH) (Theo Giadinhvietnam.com)