Chúng ta đều biết hầu hết các bệnh di truyền đều không thể chữa khỏi, tuy nhiên y học hiện đại có không ít biện pháp tích cực để phòng chống lây từ mẹ sang con. Ngăn ngừa các bệnh di truyền là vô cùng quan trọng để em bé được sinh ra khỏe mạnh.
Nếu mẹ, bà ngoại mắc một trong những bệnh sau đây thì nên trao đổi sớm với bác sĩ để phòng ngừa cho em bé trước khi chào đời.
Ung thư phổi
Người mẹ bị ung thư phổi có nguy cơ sinh ra những đứa con bị bệnh đến 10%. Những bé trai chào đời bởi những người mẹ mắc bệnh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp 2-3 lần nữa.
Lời khuyên: Người mẹ mắc bệnh này cần chăm chỉ tập thể dục, loại bỏ rượu, ăn ít chất béo và bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất xơ.
Với những mẹ trên 30 tuổi thì nên chụp X-quang hàng năm để nắm được tình hình bệnh tật.
Bệnh tim
Nếu người mẹ chẳng may mắc bệnh tim trước tuổi 65 thì nguy cơ sinh ra những đứa con mắc bệnh tim là hoàn toàn có thể xảy ra.
Lời khuyên: Mẹ nên chăm chỉ tập luyện thể thao, bỏ hút thuốc lá, giảm thức ăn giàu chất béo.
Béo phì
Trọng lượng của mẹ bầu và trọng lượng của thai nhi trong bụng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Bệnh béo phì từ mẹ sang con có nguy cơ di truyền đến 25-40%.
Lời khuyên: Kiểm soát lượng chất béo bà đồ ngọt bổ sung vào cơ thể là vô cùng cần thiết. Tập thể dục thường xuyên cũng rất cần thiết với mẹ béo phì. Tốt hơn cả, chị em thừa cân nên giảm cân trước khi mang bầu.
Trọng lượng của mẹ bầu và trọng lượng của thai nhi trong bụng
có mối liên hệ mật thiết với nhau. (ảnh minh họa)
Tiểu đường loại II
Bệnh tiểu đường thường xảy ra sau tuổi 40 và là một trong những bệnh phổ biến ở phụ nữ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 20-40% trẻ bị bệnh nếu sinh ra từ những người mẹ mắc bệnh tiểu đường loại II.
Lời khuyên: Không nên ăn uống quá nhiều chất béo và đường. Mẹ cần có chế độ tập luyện thể thao thường xuyên.
Sau 45 tuổi, cứ 3 năm nên làm xét nghiệm về bệnh tiểu đường.
Khó sinh nở
Kích thước và hình dạng xương chậu của mẹ rất dễ di truyền cho con gái và đây là mọt trong những nguyên nhân khiến ca sinh nở khó khăn hơn. Nếu mẹ bạn từng khó sinh nở thì bạn nên cẩn thận nhé. Vấn đề rạn da, giãn tĩnh mach, huyết áp thai kỳ cũng rất dễ di truyền từ mẹ sang con.
Lời khuyên: Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được khám sức khỏe sinh sản trước và trong thời gian mang bầu.
Mãn kinh sớm
Tuổi của bạn ở thời kỳ mãn kinh cũng có thể giống như mẹ của bạn. Nguyên nhân là do trứng ở mỗi người phụ nữ đã có sẵn từ khi chào đời và số lượng trứng ở mỗi người phụ nữ có thể có yếu tố di truyền giống mẹ.
Lời khuyên: Để hạn chế tình trạng mãn kinh sớm, mẹ nên từ bỏ hút thuốc ngay. Hút thuốc sẽ làm tình trạng mãn kinh sớm trước 2 - 3 năm.
Loãng xương
Nếu mẹ bạn bị loãng xương thì khả năng bạn mắc chứng bệnh này là rất lớn.
Lời khuyên: Cần bổ sung nhiều vitamin D và canxi bằng cách ăn uống các thực phẩm giàu canxi, tập luyện, không uống rượu, không hút thuốc. Thường xuyên kiểm tra mật độ xương sau khi mãn kinh.
Trầm cảm
Một người phụ nữ có 10% khả năng lây từ mẹ tâm trạng không ổn định.
Lời khuyên: Luôn chú ý tới tâm trạng, nếu thấy mình đột nhiên bị kích động, khóc lóc... thì nên đi khám bác sĩ tâm lý.
Theo Khampha.vn