Danh mục

Cẩm nang sơ cứu trẻ bố mẹ CẦN biết

Thứ ba, 18/11/2014 15:47

Có không ít trường hợp trẻ bị thương, bị tai nạn nhưng cha mẹ không biết cách sơ cứu khiến cho tình trạng của con lại thêm nguy kịch.

Đối với trẻ nhỏ, môi trường xung quanh luôn ẩn chứa nhiều hiểm họa. Để đảm bảo an toàn cho con, bố mẹ đã cố gắng hạn chế tối đa cho con tiếp xúc với các thứ nguy hiểm. Tuy nhiên, trẻ ở lứa tuổi hiếu động thì dù có lập rào chắn cũng không tránh được tình huống đáng tiếc xảy ra. Do đó, nắm rõ một số cách sơ cứu cho trẻ khi gặp phải tai nạn là kiến thức cần thiết đối với tất cả các bậc cha mẹ. Dưới đây là những cách sơ cứu các tai nạn phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ mà cha mẹ cần phải nắm rõ trong lòng bàn tay.

1. Sơ cứu khi bé nghẹn, hóc

Khi bé bị nghẹn, cách người lớn xử lý ngay từ những phút đầu tiên là điều rất quan trọng, quyết định khả năng thoát khỏi nguy hiểm của bé.

Việc nên làm:

- Cách 1: Cha mẹ nên đặt bé nằm sấp trên đùi mình, đầu chúi về phía trước, thấp hơn phần thân, dùng tay chụm lại và vỗ nhẹ vào lưng bé. Với những bé lớn trên 3 tuổi, mẹ có thể yêu cầu bé đứng chúi đầu xuống đất, phần đầu thấp hơn ngực, rồi lấy tay vỗ vào giữa hai xương bả vai của con khoảng 5-7 cái với động tác dứt khoát.

Chăm sóc trẻ, Kỹ năng làm mẹ, Sơ cứu trẻ
Cha mẹ nên đặt bé nằm sấp trên đùi mình, đầu chúi về phía trước, thấp hơn
phần thân, dùng tay chụm lại và vỗ nhẹ vào lưng bé (Ảnh minh họa)

- Cách sơ cứu thứ hai: Đặt bé nằm ngửa, đầu hơi ngửa ra đằng sau, lưng dựa vào người cha mẹ, dùng hai ngón tay ấn vào khoảng giữa rốn và phần cuối xương sườn khi ấn phải chú ý ấn vào bên trong và hơi đưa lên trên, động tác phải dứt khoát, nhanh và mạnh. Với những bé lớn có thể nắm lại thành quả đấm (ngón cái nằm trong) rồi cũng ấn mạnh vào khoảng giữa rốn và phần cuối xương sườn của bé, hướng lên trên.

Lưu ý:

- Nếu trẻ vẫn tỉnh táo, hồng hào, không khó thở, vẫn khóc được, nói được thì giữ nguyên thế ngồi, nhanh chóng mang đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, nếu đúng dị vật đường thở sẽ lấy ra.

- Nếu trẻ có biểu hiện tím tái, khó thở nặng, ngưng thở, không khóc được, không nói được thì sau khi gọi xe cấp cứu, cần phải tiến hành thủ thuật can thiệp kịp thời trong thời gian đợi xe tới.

- Khi trẻ bị hóc dị vật, cha mẹ tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ. Điều này trong nhiều trường hợp sẽ khiến dị vật đi vào sâu hơn, trầy xước họng gây sưng tấy, trẻ càng khó thở hơn.

2. Sơ cứu khi bé bị bỏng

Khi con bị bỏng, nhiều cha mẹ học theo mẹo của dân gian là sử dụng kem đánh răng, mỡ trăn, bơ hay một số thứ khác được nghe truyền miệng lên vết bỏng của con. Tuy nhiên đây không phải là một cách hay để sơ cứu khi trẻ bị bỏng.

Việc nên làm:

- Khi trẻ bị bỏng nhẹ, người lớn nên làm mát vết bỏng, tránh cho da khỏi bị rộp bằng cách mở vòi nước cho chảy chầm chậm lên vết bỏng khoảng 15 - 20 phút. Nước sạch vừa có tác dụng giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm, giảm độ sâu của vết thương. Không dùng nước lạnh, nước đá (trong tủ lạnh) để làm mát da cho trẻ.

Chăm sóc trẻ, Kỹ năng làm mẹ, Sơ cứu trẻ
Khi trẻ bị bỏng nhẹ, người lớn nên làm mát vết bỏng, tránh cho da khỏi bị rộp
bằng cách mở vòi nước cho chảy chầm chậm lên vết bỏng
khoảng 15 - 20 phút (Ảnh minh họa)

- Cắt bỏ toàn bộ phần áo quần che phủ vết bỏng, rồi lại dội thêm nước mát lên vết thương. Chú ý không cởi bỏ quần áo để tránh gây lột da vùng bỏng. Cũng không lộn áo qua đầu trẻ vì bạn có thể làm bé bị bỏng ở mặt.

- Che phủ vùng bỏng bằng gạc vô khuẩn. Nếu không có gạc có thể dùng vải sạch.

- Trong trường hợp trẻ bị bỏng ở mắt, miệng hay bộ phận sinh dục, phải ngay lập tức đưa con đến cơ sở y tế gần nhất dù trẻ chỉ bị bỏng nhẹ. Nếu vết bỏng rộng hơn 1 bàn tay, bị phồng giộp hay kéo theo sốt, mẹ cũng nên xử trí tương tự.

Lưu ý:

- Không làm bể các vết bỏng bọng nước vì có thể làm vết bỏng nhiễm trùng nặng thêm.

- Không bôi các chất như nước mắm, giấm, mỡ, kem đánh răng, bùn non lên vết bỏng sẽ làm vết bỏng nhiễm trùng nặng.

- Không cần thiết phải cữ ăn các loại thực phẩm như tôm, cua, thịt bò, thịt gà, rau muống, cam vì ăn những thực phẩm này không hề gây sẹo. Trái lại, nếu kiêng cữ quá mức sẽ gây thiếu chất dinh dưỡng, đặt biệt là chất đạm khiến vết bỏng chậm lành

- Không dùng các loại băng có lông tơ mịn hoặc các băng dính dán lên vùng bị bỏng.

3. Sơ cứu bé bị điện giật

Trẻ con rất hiếu động và tò mò. Trong khi chơi đùa chúng rất hay sờ vào các thiết bị sử dụng điện như tủ lạnh, nồi cơm, quạt… Điều này rất nguy hiểm nếu như nguồn điện bị hở khiến trẻ bị điện giật. Do đó bố mẹ cần tỉnh tảo và nắm rõ cách sơ cứu cho trẻ khi bị điện giật, tránh tình huống đáng tiếc xảy ra.

Chăm sóc trẻ, Kỹ năng làm mẹ, Sơ cứu trẻ
Trong khi chơi đùa trẻ rất hay sờ vào các thiết bị sử dụng điện như tủ lạnh, nồi cơm
quạt… Điều này rất nguy hiểm nếu như nguồn điện bị hở
khiến trẻ bị điện giật (Ảnh minh họa)

Việc nên làm:

- Hãy cắt ngay nguồn điện nếu có thể. Nếu không hãy tìm cách lấy nguồn điện ra khỏi người bé. Để làm điều này, người lớn phải đứng trên vật liệu cách điện khô, như quyển danh bạ điện thoại, và dùng thứ gì đó bằng vật liệu không dẫn điện như: nhựa, gỗ, vải khô để tách bé và nguồn điện.

- Kiểm tra hơi thở của bé, để bé nằm nghiêng qua một bên, co một đầu gối lên, hạ đầu bé xuống để bé không nuốt phải nước dãi chảy ra. Đỡ cổ bằng một cái gối. Với trẻ sơ sinh, bế trong tay, đỡ đầu và hướng mặt xuống để tránh bị nghẹn. Tư thế này giúp bé thở dễ dàng hơn và không bị nghẹn.

- Nếu thấy trẻ bất tỉnh, cần kiểm tra nhịp thở, mạch đập và tiến hành cấp cứu thổi ngạt ấn tim khi có ngưng thở ngưng tim vì ngoài tổn thương bỏng điện tại chỗ, dòng điện còn có thể đi qua tim phổi gây ngừng tim ngừng thở. Khi thấy trẻ ngừng thở ngừng tim phải tiến hành hà hơi thổi ngạt – ép tim ngoài lồng ngực. Sau đó, nhanh chóng đưa bé đến ngay cơ sở y tế.

Lưu ý:

- Với tai nạn này, cha mẹ cần hết sức bình tĩnh để xử trí, nếu luống cuống có thể sẽ khiến cả bé và chính bản thân mình gặp nguy hiểm. Không được chạm trực tiếp vào người bé nếu bé vẫn còn trong nguồn điện.

4. Sơ cứu bé bị ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là bệnh mắc phải sau khi ăn những thức ăn có một trong những tác nhân như do vi sinh vật, hóa chất, hoặc các vật lạ như mảnh kim loại trong thức ăn. Thông thường ngộ độc cấp tính sẽ xuất hiện sau vài phút, vài giờ hoặc1-2 ngày sau khi ăn.

Việc nên làm:

- Để hạn chế độc tố ngấm vào cơ thể, điều đầu tiên người lớn nên làm là kích thích để trẻ bị ngộ độc nôn những thức ăn trong dạ dày ra ngoài. Pha một cốc nước muối loãng rồi cho trẻ bệnh uống, dùng tay đặt vào lưỡi, ép cơ thể nôn được càng nhiều các thức ăn trong dạ dày ra càng tốt.

Chăm sóc trẻ, Kỹ năng làm mẹ, Sơ cứu trẻ
Để hạn chế độc tố ngấm vào cơ thể, điều đầu tiên người lớn nên làm là kích thích
để trẻ bị ngộ độc nôn những thức ăn trong dạ dày ra ngoài (Ảnh minh họa)

- Đặt trẻ nằm ở tư thế nào trước khi gây nôn là rất quan trọng. Phải để trẻ nằm đầu thấp, đầu hơi nghiêng rồi móc họng để trẻ nôn thức ăn ra. Móc sạch thức ăn trẻ nôn ra rồi dùng khăn mềm lau sạch miệng trẻ.

- Khi nôn, trẻ hay bị sặc lên mũi, người lớn phải nhanh chóng dùng miệng hút mũi trẻ nếu không trẻ sẽ bị sặc, khó thở và có thể dẫn đến tử vong.

- Bổ sung oresol cho bé. Nôn mửa, đi ngoài nhiều khiến các bé mất nước và rối loạn chất điện giải, cơ thể mệt lả. Vì vậy cần bổ sung đầy đủ nước và chất điện giải nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Lưu ý:

- Trong trường hợp trẻ bị hôn mê tuyệt đối không tiến hành gây nôn vì như vậy sẽ rất dễ gây sặc thức ăn hoặc tắc thở.

- Sau khi tiến hành sơ cứu tạm thời, người lớn hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ rửa ruột và làm tiến hành các điều trị cần thiết.

- Tuyệt đối không cho bé dùng thuốc cầm tiêu chảy. Khi bị tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm không cần vội uống thuốc ngay, chỉ cần nguồn thức ăn bị tống hết ra ngoài hoặc tiêu hóa hết thì bệnh sẽ khỏi.

5. Sơ cứu bé khi bị vật sắc nhọn đâm

Những đồ vật, dụng cụ gia dụng hàng ngày như: dao, kéo, đinh,…rất có thể là “thủ phạm” gây ra tai nạn cho các bé.

Viêc nên làm:

- Trước tiên hãy rửa sạch và sát trùng vết thương cho bé bằng oxy già hoặc nước muối, và băng cố định dị vật tại chỗ bằng khăn xô đủ chặt để cầm máu.

- Nếu vết thương rất sâu và chảy nhiều máu, sau khi sơ cứu phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

- Khi các vật gây thương tích có dính bùn đất, hoặc gỉ sét có thể gây uốn ván và các nhiễm trùng nặng khác, nên đưa bé đi tiêm phòng.

Lưu ý:

- Khi thấy bé gặp phải tai nạn này, cha mẹ tuyệt đối không tìm mọi cách để lấy vật sắc nhọn đã cắm sâu ra khỏi vết thương.

- Nếu vết thương ở ngay mạch máu thì nên ấn vào đường đi của mạch máu ở phía trên vết thương, đồng thời băng ép đủ chặt để cầm máu.

Nắm rõ những cách sơ cứu cho trẻ ngay tại nhà là điều kiện kiên quyết để bố mẹ có thể giúp bé phần nào thoát khỏi những nguy hiểm. Do đó, để đảm bảo an toàn cho con thì bố mẹ hãy cố gắng trở thành một thầy thuốc giỏi ngay chính trong gia đình mình.

Theo Khampha.vn

Tin được quan tâm

Ngôi làng có mật độ dân số cao nhất Việt Nam: Gấp gần 17 lần Hà Nội và hơn 9 lần so với TP. HCM

Theo thống kê, mật độ dân số ở ngôi làng này cao gấp gần 17 lần so với Hà Nội và hơn 9 lần so...
Kiến thức 3 ngày, 24 giờ trước

Năm 2025: Bao nhiêu tuổi thì được chúc thọ - mừng thọ? Mức tiền được hưởng là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 96/2018/TT-BTC quy định mức quà tặng chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi, cụ thể như dưới...
Kiến thức 3 ngày, 21 giờ trước

Nghề được dự đoán có thể biến mất trong 10 năm tới, khi tìm ngành học cần cân nhắc vì khả năng thất nghiệp do xã hội không có nhu cầu

Trước sự thay đổi liên tục của đời sống xã hội, những công việc dưới đây đang dần mất đi vị thế, vì vậy hãy...
Kiến thức 4 ngày, 20 giờ trước

Ở Việt Nam có một dòng sông độc đáo từng khiến thế giới sửng sốt, đó là sông nào?

Hình ảnh dòng sông này được một du khách đi trên máy bay vô tình chụp được đã khiến nhiều người bất ngờ trước sự...
Kiến thức 4 ngày, 1 giờ trước

Tổ Tiên khuyên: 'Trong nhà có hai cây thì dù không giàu cũng có phước', là hai cây gì?

Mùa xuân thời tiết mưa phùn ẩm thích hợp để trồng cây. Nghe lời khuyên của người xưa, đây là hai loại cây bạn nên...
Đời sống số 3 ngày, 15 giờ trước

Những con giáp nào cần thận trọng vào thứ sáu ngày 21/2, tức ngày 24 tháng Giêng âm lịch?

Người xưa tin rằng con người phải tuân theo quy luật tự nhiên để đạt được sự phát triển hài hòa. Ngày 21 tháng 2,...
Đời sống số 4 ngày, 13 giờ trước

Tin cùng mục

Những thực phẩm được ví là “viên bổ dưỡng dạ dày tự nhiên”, người bị dạ dày không tốt có thể ăn thường xuyên

Dưới đây là một số thực phẩm được xem là “viên bổ dưỡng dạ dày tự nhiên” giúp hỗ trợ cho những người có vấn...
Chăm sóc sức khỏe 9 giờ, 53 phút trước

Loại “rau quê” có nhiều ở Việt Nam, giá cực rẻ lại rất tốt cho sức khỏe, cây mọc như mạ mà không cần phun hóa chất

Ít ai ngờ rằng, loại “rau quê” được nhắc đến này không chỉ có hương vị đặc trưng hấp dẫn mà còn rất giàu dinh...
Chăm sóc sức khỏe 20 giờ, 48 phút trước

3 loại rau rất tốt cho sức khỏe lại ít 'tắm' thuốc trừ sâu nhất, một loại ở quê mọc um tùm như cỏ

Những loại rau quen thuộc dưới đây ít nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu mà lại có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Các...
Chăm sóc sức khỏe 2 ngày, 16 giờ trước

Dân gian có câu: 'Thịt gà, kinh giới kỵ nhau – Ăn cùng một lúc, ngứa đầu phát điên', có thật thịt gà không được ăn cùng kinh giới không?

Trong dân gian, từ lâu đã tồn tại quan niệm rằng thịt gà và rau kinh giới là hai thực phẩm "kỵ" nhau, không nên...
Chăm sóc sức khỏe 2 ngày, 20 giờ trước

Gừng là 'thần dược trẻ hóa' có thể loại bỏ 50% tế bào lão hóa trong 2 ngày

Gừng là thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, nhưng không nên ăn gừng một cách tùy tiện với số lượng lớn....
Chăm sóc sức khỏe 2 ngày, 22 giờ trước

Tại sao ngày càng có nhiều người mắc bệnh nhồi máu não ở vùng nông thôn? Bác sĩ nói thẳng thắn: Chủ yếu là do ba nguyên nhân

Khi nói đến nhồi máu não cấp tính, nhiều người đã quen thuộc với nó, và hiện nay có vẻ như ngày càng có nhiều...
Chăm sóc sức khỏe 2 ngày, 1 giờ trước

Tin mới cập nhật

3 con giáp sinh ra đã có tiềm năng làm giàu nhanh chóng và không bao giờ bỏ lỡ cơ hội kinh doanh

Nhiều người làm việc chỉ quan tâm đến hy vọng kiếm được nhiều tiền, nhưng luôn có một số người may mắn có thể tìm...
Đời sống số 11 phút trước

Những bộ phận con bò không nên ăn nhiều

Đối với một người sành ăn thực thụ, thịt bò chắc chắn là một phần quan trọng và không thể tách rời trong cuộc sống...
Kiến thức 21 phút trước

Tường bị mốc loang lổ mùa nồm, hãy lấy thứ này lau là trắng sạch

Khi tường bị mốc loang lổ trong mùa nồm, một cách rất hiệu quả để làm sạch là sử dụng giấm trắng hoặc chanh pha...
Kiến thức 30 phút trước

Nếu nhà có con gái lớn, nhất định phải gả cho ba gia đình nhà chồng kiểu này

Có vẻ bạn đang nói đến những yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn gia đình chồng mà nhiều người cho là phù hợp...
Kiến thức 31 phút trước

4 loại hoa cây cảnh trồng trong nhà thì hết bệnh vặt, vừa làm cảnh vừa dễ trồng

Ngày nay, mọi người thích trồng một số loại hoa và cây cảnh trong nhà để trang trí nhà cửa và làm đẹp môi trường....
Kiến thức 38 phút trước

Tử vi ngày 24/2/2025 của 12 con giáp: Tuổi Tỵ nhiều cơ hội để thành công, Thân cần phải rất cẩn trọng

Cùng xem tử vi dự đoán gì về vận mệnh, tình duyên, cuộc sống,... của 12 con giáp trong ngày 24/2/2025.
Đời sống số 8 giờ, 37 phút trước

Hai tỉnh, thành nào sở hữu cây cầu đi ngược?

Ở Việt Nam, có hai cây cầu nổi tiếng với cách tổ chức giao thông khác biệt so với phần lớn các công trình giao...
Kiến thức 8 giờ, 12 phút trước

Tiểu thư nhà Tom Cruise make-up lồng lộn, mặc đồ chất chơi khác xa con gái từng có ý định chuyển giới nhà Angelina Jolie

Đã không làm thì thôi, một khi trang điểm, Suri khiến nhiều người bất ngờ với phong cách đậm đà, có điểm nhấn.
Chuyện làng sao 8 giờ, 17 phút trước

Người đi bộ bám vào xe đang chạy bị xử phạt như thế nào?

Theo Luật Giao thông đường bộ, người đi bộ không được đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
Kiến thức 9 giờ, 40 phút trước

Tại sao người nghèo luôn coi trọng mối quan hệ họ hàng, trong khi người giàu lại coi nhẹ mối quan hệ họ hàng?

Nhìn chung, có xu hướng chia họ hàng thành hai loại, gần và xa, dựa trên mối quan hệ huyết thống. Như câu nói cũ,...
Kiến thức 9 giờ, 52 phút trước