Cháo
Khi các bé bị tiêu chảy, cơ thể rất dễ bị mất nước, muối và các chất khoáng cần thiết. Vì thế các mẹ nên tăng cường nước cho cơ thể bé bằng cách cho bé ăn cháo. Không chỉ có tác dụng bù nước mà trong cháo còn có rất nhiều tinh bột, giúp cơ thể hấp thụ nước và các dưỡng chất nhanh hơn.
Cách nấu cháo
Hãy cho một nắm gạo trắng vào nồi nước khoảng 500 ml rồi đun sôi. Để bé dễ ăn hơn, bạn có thể thêm thịt ức gà, thịt lơn nạc vào cháo và nhớ thêm muối giúp món ăn đậm đà hơn. Bạn cũng có thể cho bé ăn cháo tới khi bệnh khỏi hẳn.
Dung dịch đường muối
Khi bị tiêu chảy, nước và muối sẽ cùng lúc thoát ra khỏi cơ thể mà không được kiểm soát. Để bù lại lượng muối và nước đã mất đi, các mẹ nên cho bé uống trực tiếp dung dịch đường muối.
Cách làm
Đun sôi một lít nước rồi để nguội. Sau đó hòa tan một muỗng cà phê muối và tám muỗng cà phê đường vào nồi nước vừa đun. Bạn cũng có thể thêm chanh vào dung dịch vừa pha nhằm bổ sung kali cho cơ thể bé.
Khoai tây luộc
Bên cạnh việc bù nước cho cơ thể, các bậc phụ huynh cũng cần chú ý cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé mỗi lần bị tiêu chảy. Khoai tây luộc chính là lựa chọn phù hợp nhất trong trường hợp này. Vì trong khoai tây có chứa rất nhiều tinh bột, vừa có tác dụng cung cấp dưỡng chất, vừa chặn đứng quá trình tiêu chảy của bé.
Cách làm
Luộc chín một hoặc hai củ khoai tây sau đó bóc vỏ và nghiền nát chúng. Để tăng cường dưỡng chất và giúp bé dễ ăn hơn, các mẹ có thể thêm ít nước và muối. Đây được xem là hỗn hợp dưỡng chất thần kỳ giúp chặn đứng bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ.
Nước mù tạt
Với các bé, đây có thể là phương pháp khó thực hiện. Bởi nước mù tạt rất khó uống. Tuy nhiên, nếu các mẹ thuyết phục được bé uống loại nước này thì bệnh tiêu chảy xem như được khống chế. Vì mù tạt có có đặc tính chống viêm, giúp làm dịu dạ dày và chống lại nhiễm trùng.
Cách làm
Rang một vài muỗng mù tạt trong chảo cho tới khi hạt mù tạt bắt đầu nổ bung, đổ nước vào và bắt đầu đun sôi. Bạn có thể để hỗn hợp này sôi trong vòng 5 đến 10 phút rồi chắt lấy nước và để nguội. Trước khi cho bé uống, các mẹ nên cho thêm vài giọt mật ong. Dung dịch mật ong mù tạt sẽ giúp cơ thẻ bé hấp thụ dưỡng chất nhanh hơn.
Nước gừng
Gừng là loại thực phẩm có tính kháng khuẩn, giúp chữa lành bệnh nhiễm trùng bên trong cơ thể. Đây cũng là lý do khiến nước gừng trở thành phương thuốc hiệu quả trong điều trị tiêu chảy ở trẻ em.
Cách làm
Đập dập thân cây gừng sau đó đun sôi trong khoảng 500 ml nước. Để đạt hiệu quả cao nhất, các mẹ nên để dung dịch nước gừng nguội, sau đó thêm vào vài giọt mật ong trước khi cho bé uống.
Trà thảo mộc
Trà thảo mộc được nhiều người biết đến như một loại thần dược giúp ngăn chặn bệnh tiêu chảy ở cả trẻ em và người lớn. Các loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, bạc hà, gừng đều có đặc tính chống viêm, giúp chống tiêu chảy và nhiễm khuẩn dạ dày. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng muốn uống trà thảo mộc. Vì thế, các mẹ cần biết cách pha trà hợp với sở thích của trẻ nhỏ.
Cách làm
Lấy hoa và lá của các loại thảo được như hoa cúc, bạc hà rồi đun sôi trong khoảng 500 ml nước. Trước khi cho các bé uống nên để dung dịch nguội và thêm vào vài giọt mật ong.
Nước chanh
Để chữa trị tiêu chảy cho bé, hãy cho bé uống một cốc nước ép chanh. Nước chanh có thể giúp giảm bớt các triệu chứng tiêu chảy bằng cách trung hòa axit trong dạ dày và chống nhiễm khuẩn. Vì thế chúng ta nên uống một ly nước chanh hàng ngày để giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.
Nước dừa
Đây là phương thuốc tuyệt vời nhằm giúp con bạn bổ sung muối, các chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất đã bị mất.
Sữa chua và bơ
Các vi khuẩn có lợi trong bơ và sữa chua giúp làm dịu các lớp bên trong của dạ dày, chống lại nhiễm trùng và tiêu chảy.
Theo Suckhoedoisong.vn