Nhiều bậc cha mẹ muốn đứa trẻ trưởng thành hơn, làm chủ cuộc sống, kiểm soát mọi hành vi, lời nói của trẻ. Tuy nhiên, khi dập khuôn một cách quá mức như vậy sẽ khiến những đứa trẻ không những không tiến bộ, mà còn phát triển theo xu hướng ngược lại.
Sau đây là một ‘’bà mẹ lười biếng’’ tưởng như vô trách nhiệm, khiến con mình luôn phàn nàn, nhưng sau một thời gian lại nhận được kết quả tốt từ phương pháp giáo dục này. Liệu những kinh nghiệm của cô ấy có tuyệt vời và đáng để học hỏi?
Kinh nghiệm một: Lười biếng trong việc đưa đón con đến trường
Mặc dù trẻ em luôn được các bậc phụ huynh đưa đến trường, nhưng tôi không bao giờ như vậy, bởi vì quãng đường từ nhà tới trường của con chỉ vỏn vẹn 1km, chỉ cần sang đường, và con đường đó không có nhiều phương tiện di chuyển.
Sau khi dạy con những kiến thức an toàn cần thiết, tôi muốn con tự mình bước đi vì tôi nhận thấy đó là một kỹ năng cần thiết.
Có lần, khi con dậy muộn vì đêm trước không ngủ đúng giờ, nhưng tôi cố tình nói tôi sắp bị muộn làm, đã quá muộn để đưa con đi học. Và bé vô cùng tức giận, giậm chân thật mạnh khi phải đi bộ đến trường, và cuối cùng bị phạt vì đến trễ.
Tôi biết con rất sợ hình phạt của cô giáo, vậy nên đây là bài học cho con thay đổi việc thức khuya của mình.
Và không còn nghi ngờ gì nữa, sau hôm đó bé luôn đi ngủ đúng giờ lúc 8:30, để chắc chắn dậy sớm ngày hôm sau. Nếu lúc đó tôi đưa con đi học, e rằng thật khó để hình thành một thói quen tốt như hiện tại.
Kinh nghiệm 2: Lười biếng để giúp con hoàn thành bài tập về nhà
Tôi chỉ nhắc nhở con trai thời gian làm bài tập về nhà, và báo với tôi khi hoàn thành. Tôi để con tự mình kiểm tra, và tôi chỉ là người giám sát
Cậu bé không hài lòng nói: “Mẹ của các bạn con đều kiểm tra bài tập cho con mình, sao mẹ lại lười biếng vậy?’’
Tôi nói với con lý do: “Không có người mẹ nào lười biếng cả. Con nghĩ xem, nếu mẹ giúp con soát lỗi, vậy trong phòng thi, ai sẽ giúp con làm việc này? Những sai lầm nhỏ thường biến thành những lỗi lớn trong giờ kiểm tra con à.’’
Và tôi nói với con rằng việc học là của riêng mỗi người, khi gặp 1 vấn đề rắc rối, tôi muốn con làm chủ suy nghĩ, chứ không nói cho con cần nơi cần tìm kiếm thông tin để giải quyết vấn đề. Nếu gặp một từ mới và không biết nghĩa, con thường hỏi tôi và tôi trả lời là con hãy tìm trong từ điển. Cậu bé đã gặp khủng hoảng khi phải tra từ.
Sau đó, tôi nghĩ về lý do khiến con không thích tra từ điển, nguyên nhân đầu tiên là do chưa có kỹ năng đọc từ điển, việc tra từ tốn nhiều thời gian khiến không chỉ những đứa trẻ mà người lớn cũng cảm thấy nhàm chán vì vậy, tôi nghĩ ra một trò chơi với con, tra một danh sách các từ bằng từ điển để thi xem ai nhanh hơn. Rồi tôi cố tình thua, khiến bé phấn khích và hứng thú hơn với việc tra từ điển. Sau nhiều lần chơi như vậy, con đã cải thiện được tốc độ, và việc tra từ không còn là rắc rối nữa. Bây giờ, con còn giúp các bạn khác trong việc sử dụng từ điển.
Kinh nghiệm 3: Lười la mắng – ít nhắc nhở.
Nhiều bậc cha mẹ thúc ép con học tập cả ngày dài. Như mọi người đều biết, khi lặp đi lặp lại lời nhắc nhở với trẻ không có nghĩa là trẻ sẽ nghiêm túc hơn. Cuối tuần, con trai tôi đã chơi game trong một thời gian dài mà không làm bài tập, tôi hỏi: “Con đã sẵn sàng để làm chưa?” Cậu nhóc nhìn lên đồng hồ rồi đáp:” Vâng, mười phút nữa ạ”
Mười phút trôi qua, tôi trở lại và thấy con vẫn đang chơi, tôi thực sự giận dữ: “Con thường không giữ lời hứa phải không”. Bé xấu hổ, nở nụ cười hối lỗi và lập tức tắt máy tính
Trước đó, vì tôi đã truyền cho con một cảm giác tin cậy, vậy nên thời gian đó con có thể vui vẻ chấp nhận.
Sau khi chơi game, tối muốn con thiết lập thời gian chơi cho mình, sau thời gian đó phải dừng lại ngay lập tức. Ban đầu, tôi sẽ là người giám sát, sau đó tôi sẽ âm thầm quan sát quá trình con tự nhận thức, biết dừng lại đúng lúc.
Biết rằng chơi game là không tốt, nhưng nó có thể trở nên tích cực nếu biết kiềm chế bản thân, kiềm chế những ham muốn, biết điều chỉnh ý thức và hành vi… Và chúng là những phẩm chất vô cùng quan trọng.
Kinh nghiệm 4: Đôi tay lười biếng – không tự làm việc một mình
Tôi không thể giúp mọi thứ mà con trai muốn tôi làm. Ví dụ như việc sắp xếp phòng gọn gàng, tôi nhắc con tự dọn phòng ngăn nắp, và bản thân con rất vui khi hoàn thiện công việc.
Đối với những bài học về khoa học và công nghệ, trẻ thường phải về nhà chuẩn bị nhiều vật liệu. Tôi để con tự chuẩn bị, tự mua sắm vật liệu bằng số tiền tôi đưa. Việc thu thập mẫu vật cũng để con tự làm, tôi chỉ là người hỗ trợ di chuyển và quan sát.
Khi bắt đầu năm học, cô giáo yêu cầu học sinh cần bọc vở. Bé nói với tôi sẽ không làm, vậy là tôi tự làm. Nhưng sau lần gói đầu tiên (tất nhiên là rất xấu), con đã không để tôi giúp nữa và tự gói cho mình.
Khi con thiếu kiên nhẫn, ỷ lại, tôi không giúp mà chỉ làm người hướng dẫn và để con tự làm. Nếu tôi nhanh chóng gói giúp con, chắc chắn bé sẽ không thể tự mình đóng gói được một cuốn vở đẹp hơn.
Hạ Tú (Theo Giadinhvietnam.com)