Mặc dù cha mẹ cố gắng hết sức để là chỗ dựa vững chắc, bao bọc và che chở cho con cái của họ bất cứ khi nào trong cuộc đời. Khi con cái họ lớn lên và thiết lập những mối quan hệ xã hội của riêng mình, xích mích và xung đột giữa và bạn bè của chúng luôn là điều không thể tránh khỏi.
Vậy khi đứa trẻ nói với cha mẹ rằng: "Con bị bạn đánh ở lớp, con có được đánh lại không?", cha mẹ sẽ trả lời như thế nào trong tình huống này. Một số phụ huynh ủng hộ "hòa thuận là tốt nhất" và luôn thuyết phục con cái có "lòng khoan dung", một số phụ huynh thì lại ủng hộ con cái chống lại.
Dưới đây là một câu chuyện có thật mà ông bố này đã trả lời con của mình.
Tiểu Nam từ nhỏ đã là một cậu bé nhạy cảm, thông minh và thành tích học tập luôn ở top đầu của lớp. Nhưng một ngày nọ, cậu bé trở về nhà với vẻ tức giận, nói với cha rằng: "Bố, con đã bị bạn đánh, con có thể đánh lại không".
Bố cậu bé đang đọc báo liền sững sờ khi nghe thấy câu hỏi của cậu, nhưng một lát thì bình tĩnh trở lại và nói: "Con trai, tại sao con lại hỏi bố như vậy?".
Cậu bé giải thích rằng, ở lớp có một bạn học rất ngổ ngáo, luôn bắt nạt các bạn trong lớp, trong đó có Tiểu Nam. Lần 1 cậu bé kia đòi Tiểu Nam cho đồ ăn, lần 2 thậm chí còn bắt cho tiền, lần 3 thì Tiểu Nam vì không chịu được nữa nên đã to tiếng, và cậu bé đã bị bạn học kia đánh, nhưng cũng không dám phản kháng lại.
Biết được lý do, cha Tiểu Nam kiên nhẫn nói với con mình rằng: "Con à, cha luôn dậy con rằng không được gây gổ với bạn bè. Nó thể hiện sự thông minh cũng như sự tôn trọng lẫn nhau. Nếu con bị dồn ép tới đường cùng mà không biết gọi ai cứu trợ, thì lúc ấy cần phản kháng lại một cách thích hợp. Nhưng trong quá trình đó phải tuyệt đối nhớ rằng phải bảo vệ những bộ phận quan trọng trên cơ thể mình, cũng không được tấn công bộ phận trọng yếu của đối phương".
Tất nhiên ngay sau đó, cha của Tiểu Nam đã gọi điện cho cô giáo chủ nhiệm nói về sự việc và cũng đã được giải quyết ngay lập tức.
Trường hợp này, cha của Tiểu Nam đã cho mọi người thấy được cách xử lý câu chuyện, dạy con rất khôn ngoan và hợp lý. Cách tiếp cận vấn đề, xử lý nó rất đáng để nhiều bậc phụ huynh phải học hỏi. Con cái đánh nhau đa số các bậc phụ huynh định nghĩa là "hành vi ngang bưỡng, ngỗ ngược" nên khi dạy trẻ, họ luôn cố gắng bảo trẻ tuân thủ lại các quy tắc, không được đánh nhau.
Mặc dù phương pháp giáo dục "hòa thuận là điều tốt nhất" quả thực là đúng đắn, nhưng nếu trẻ bị bắt nạt liên tục, dồn ép đến đường cùng thì cũng cần phải có những biện pháp đáp trả phù hợp.
Một trong những chuyên gia về giáo dục trẻ cũng lên tiếng khi được hỏi rằng, nếu trong trường hợp như vậy, ông sẽ dạy con phải làm gì? Ông trả lời ngay lập tức: "Chắc chắn rồi, tôi sẽ bảo con nên phản kháng lại".
“Đánh trả” không phải để dung túng cho bạo lực mà đây là một trong những cách để giảm thiểu tình trạng bạo lực xảy ra, để trẻ dám chống trả khi đối mặt với “thế lực xấu”.
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)