Đôi mắt là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể, vì thế luôn cần được sự quan tâm và chăm sóc đặc biệt. Ngoài chế độ sinh hoạt, làm việc hợp lý cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hàng ngày cùng những thực phẩm tốt cho mắt. Dưới đây là 5 loại thực phẩm cần thiết cho mắt của trẻ mà cha mẹ nào cũng nên biết.
Thực phẩm giàu vitamin A
Mắt của bé đang phát triển, cha mẹ nên chú ý cung cấp thực phẩm giàu vitamin A cho bé trong khẩu phần ăn vì thực phẩm giàu vitamin A có thể ngăn ngừa kết mạc và giác mạc bị khô và thoái hóa, đồng thời tăng cường sức mạnh cho đôi mắt.
Nếu thiếu vitamin A thì trẻ dễ bị quáng gà, ngoài ra, nếu giác mạc mắt bị khô rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm loét, dị ứng.
Thực phẩm giàu vitamin A chủ yếu bao gồm:
- Thức ăn động vật: gan lợn, gan gà, lòng đỏ trứng gà, sữa dê, v.v.
- Thực phẩm rau củ quả: cà rốt, rau bina, tỏi tây, ớt xanh, cam, mơ, v.v.
Thực phẩm giàu canxi
Nói chung trẻ 0~3 tuổi cần 400~800ml canxi mỗi ngày, nếu trẻ thiếu canxi sẽ tăng khả năng hưng phấn thần kinh cơ, cơ mắt ở trạng thái căng thẳng làm tăng áp lực nhãn cầu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thị lực theo thời gian.
Về chế độ ăn uống, cha mẹ nên cung cấp nhiều thực phẩm giàu canxi cho bé. Chẳng hạn như thịt nạc, sữa, trứng, đậu, cá và tôm, tảo bẹ, các loại rau xanh khác nhau.
Thực phẩm giàu riboflavin
Riboflavin thực chất là vitamin B, riboflavin là một chất dinh dưỡng đảm bảo sự trao đổi chất và phát triển bình thường của võng mạc và giác mạc của mắt. Vì vậy, cha mẹ cũng nên bổ sung một số thực phẩm giàu riboflavin cho bé trong bữa ăn hàng ngày.
Thực phẩm giàu riboflavin chủ yếu bao gồm sữa, pho mát, thịt nạc, trứng, dưa chuột, gạo và đậu lăng.
Thực phẩm có tính kiềm
Khi môi trường bên trong cơ thể của bé có tính axit, khả năng đàn hồi và sức đề kháng của giác mạc và các cơ điều tiết chống mỏi mắt sẽ giảm, dễ dẫn đến cận thị, nhược thị. Nếu cơ thể được hấp thụ đầy đủ thực phẩm có tính kiềm, nó sẽ cải thiện môi trường axit trong cơ thể và làm giảm mệt mỏi cho mắt.
Thực phẩm có tính kiềm trong cuộc sống hàng ngày bao gồm: gạo lứt, táo, cam quýt, tảo bẹ, đậu, ớt xanh, rau bina, cần tây và các loại rau tươi khác.
Thực phẩm giàu crom
Khi hàm lượng crom trong cơ thể người giảm, tác dụng của insulin cũng giảm đi đáng kể, làm tăng áp suất thẩm thấu của huyết tương, từ đó làm cho thủy tinh thể của mắt và áp suất thẩm thấu nội nhãn cũng thay đổi, kết quả là thủy tinh thể bị lồi, dẫn đến nhược thị hoặc cận thị. Tất nhiên, chúng ta có thể nhận được crom cần thiết cho cơ thể con người từ các loại thực phẩm tự nhiên.
Thực phẩm giàu crom chủ yếu là: gạo lứt, ngô, đường nâu, thịt nạc, tôm, cá, trứng, đậu, củ cải và các thực phẩm khác cũng có hàm lượng nhất định.
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)