Một ngày nọ, cô đặt con gái vào nôi cho bé ngủ và chợp mắt một lát, nửa tiếng sau, cô Vương bước vào phòng, phát hiện đứa bé đang nằm trên gối, mặt vùi vào trong gối mềm, bất động, có vẻ như đang ngủ say. Cô nhẹ nhàng bước tới, sẵn sàng đánh thức đứa bé.
(Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, cô không ngờ rằng khoảnh khắc này lại là một trong những khoảnh khắc tồi tệ nhất cô từng trải qua trong cuộc đời, cô con gái 2 tuổi đã tắt thở, mẹ vỗ về hay gọi thế nào cũng không có tiếng đáp lại!
Lúc này, cô Vương mới nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề và muốn đưa con đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Thật không may, tất cả đã quá muộn.
Đó chỉ là một buổi trưa bình thường, một giấc ngủ trưa tưởng như bình thường, nhưng nó thực sự đã chia cắt một người mẹ trẻ với đứa con của mình mãi mãi.
(Ảnh minh họa)
Thật trùng hợp, một gia đình ở Hồ Nam cũng trải qua cơn ác mộng tương tự. Tìm kiếm từ khóa trên internet, có vô số tin tức tương tự. Trẻ sơ sinh và trẻ em ở các độ tuổi khác nhau lặng lẽ ra đi trong giấc ngủ, nguyên nhân cái chết phổ biến như nghẹt thở do trùm chăn kín miệng, mũi khi ngủ, vô tình mắc kẹt vào màn khi ngủ, cuối cùng chết ngạt, hay trong khi ngủ, thức ăn thừa không tiêu trào ngược lên gây tắc nghẽn khí quản…
Những vấn đề này dường như đang bị đánh giá quá thấp, cái giá phải trả có thể là đánh mất một sinh mạng bé nhỏ. Đối với cha mẹ, cần hết sức chú ý đến vấn đề giấc ngủ của trẻ.
Trẻ nằm sấp khi ngủ có thực sự nguy hiểm?
(Ảnh minh họa)
Đối với trẻ sơ sinh chưa phát triển toàn diện, nằm sấp khi ngủ là nguy cơ cao dẫn đến hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh!
Trên thực tế, điều này là do khả năng kiểm soát cơ thể của trẻ nhỏ rất yếu, khi nằm sấp khi ngủ, trẻ có thể không tự xoay đầu được và dễ bị ngạt thở. Nếu vô tình bị quần áo, ga trải giường, vỏ gối… che miệng, mũi thì cũng dễ xảy ra tai nạn nguy hiểm. Tốt nhất là không nên đặt quá nhiều thú bông mềm trên giường của trẻ, bởi nếu đồ chơi rơi xuống và che miệng và mũi của em bé, đó sẽ là một vấn đề lớn.
(Ảnh minh họa)
Đối với trẻ nhỏ, một nhược điểm lớn khác của việc nằm sấp khi ngủ là không có lợi cho sự tăng trưởng và phát triển. Khi trẻ nằm sấp khi ngủ, cột sống của cơ thể bị xoắn lại. Vì vậy, với những bé dưới 1 tuổi, đặc biệt là những bé dưới 6 tháng tuổi chưa thể tự lật thì việc nằm sấp khi ngủ sẽ rất nguy hiểm!
Vậy tư thế ngủ như thế nào là an toàn và khoa học?
Tư thế ngủ tốt nhất là tư thế nằm ngửa. Tư thế ngủ này không chỉ thuận tiện cho cha mẹ trong việc quan sát sự khó chịu của trẻ mà còn không gây áp lực lên tim, phổi, đường tiêu hóa, bàng quang và các cơ quan hệ thống khác.
(Ảnh minh họa)
Ngoài ra, đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng thì không cần gối. Ngủ trên gối phản tác dụng và dễ gây tổn thương cổ và cơ của bé sơ sinh.
Nếu trẻ dễ bị trào ngược dạ dày thực quản và ọc sữa, có thể cho trẻ nằm nghiêng về bên phải, hoặc kê cao đầu giường để tạo độ dốc toàn bộ.
Thông thường, tốt nhất cha mẹ nên cho trẻ nhỏ luân phiên ngủ nghiêng trái, nghiêng phải và nằm ngửa thay nhau.
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)