Bạn có thể cầm máu bằng cách ngẩng cao đầu lên khi bé bị chảy máu cam không?
Câu trả lời là không, đây là một sai lầm lớn, tại sao lại như vậy?
Một số bà mẹ rất sốt ruột khi thấy con mình bị chảy máu cam, theo bản năng sẽ bảo trẻ “nhanh ngẩng lên, đừng cúi đầu”, các mẹ cũng có thể lấy giấy vệ sinh nhét thẳng vào hốc mũi của trẻ để cầm máu. Tuy nhiên, phương pháp này cầm máu kém, khoang mũi của trẻ bị tổn thương, giấy vệ sinh dù sạch đến đâu cũng dễ có vi khuẩn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nguy hiểm cho trẻ.
Hơn nữa, phương pháp này tưởng chừng có tác dụng là không cho máu cam chảy ra ngoài mũi nhưng thực tế, tình trạng chảy máu cam của trẻ không ngừng mà được chuyển từ hốc mũi xuống miệng, dạ dày, v.v. Do đó, một số trẻ sẽ nôn ra máu ở miệng, thậm chí hút máu lên phổi gây khó thở, nguy cơ ngạt thở.
Có thể thấy, khi trẻ bị chảy máu mũi, việc để trẻ ngẩng đầu lên để cầm máu mũi thực sự là một sai lầm lớn.
Cách xử trí khi trẻ bị chảy máu cam đúng và an toàn:
Khi trẻ bị chảy máu cam, cha mẹ có thể tự sơ cứu tại nhà bằng cách thực hiện theo các hướng dẫn sau:
- Giữ bình tĩnh cho con vì một số bé khi thấy máu chảy có thể sợ hãi, hoảng loạn và quấy khóc.
- Cho bé đứng hoặc ngồi ở tư thế thẳng, đầu hơi nghiêng nhẹ về phía trước.
- Rửa tay sạch sẽ và bóp phần nửa dưới của mũi. Giữ chặt như vậy trong khoảng 10 phút. Nếu bé lớn, bạn có thể hướng dẫn bé tự làm để con được cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
- Sau 10 phút giữ chặt mũi, thả tay ra và chờ đợi. Nếu máu ngừng chảy thì cho bé nằm nghỉ (nên nằm nghiêng để tránh máu còn trong mũi và chảy xuống họng). Tuyệt đối không cho bé nuốt máu vì có thể khiến bé bị sặc, nôn mửa, thậm chí là ngộ độc.
- Nếu máu không ngừng chảy, tiếp tục thực hiện bước giữ chặt mũi và chờ đợi 10 phút nữa. Trường hợp không cầm được máu hoặc bé xuất hiện các biểu hiện dưới đây, cần cho bé nhập viện để được bác sĩ hỗ trợ.
Để ngăn trẻ bị chảy máu cam trở lại, cha mẹ cần lưu ý:
- Cho trẻ nghỉ ngơi và thư giãn ít nhất trong vòng 2 giờ, chỉ hoạt động nhẹ nhàng (nếu cần).
- Tránh không cho trẻ ăn uống đồ nóng, tắm nước nóng trong ít nhất 24 giờ kể từ khi chảy máu cam.
- Có thể làm ẩm niêm mạc vùng mũi bằng kem làm ẩm hoặc nước muối sinh lý.
- Nhắc trẻ không ngoáy mũi hay xì mũi trong vòng 24 giờ.
- Trẻ cần tránh các hoạt động mạnh hay các môn thể dục cường độ cao như chạy, ném, nhấc vật nặng.
- Nếu trẻ bị táo bón thì cần cho uống nhiều nước và tăng hàm lượng chất xơ trong chế độ ăn.
- Chất xơ giúp làm giảm cholesterol trong máu
- Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống giúp trẻ phòng ngừa chảy máu cam trở lại.
Nguyễn Giang (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)