Trẻ có cảm giác xấu hổ
Đứa trẻ có cảm giác xấu hổ từ khi 3 tuổi, biết rằng việc đi vệ sinh là một việc rất riêng tư. Một số trường mẫu giáo là hố ngồi xổm lộ thiên không có cửa, trẻ em được xếp hàng dài để đi vệ sinh tập thể, vì vậy trẻ em cần phải ngồi vào hố xí dưới sự giám sát của giáo viên và những đứa trẻ khác.
Việc bị nhìn chằm chằm khi đi vệ sinh khiến trẻ không cảm thấy thoải mái, khó chịu. Theo thời gian, đứa trẻ thà nín nhịn hơn là ị ở trường mẫu giáo.
Trẻ sợ bị mắng
Nếu ở trường mẫu giáo, một đứa trẻ vô tình làm ướt quần, hoặc nghiêm trọng hơn là ị đùn ra người, và giáo viên có tâm trạng không tốt hoặc quá mệt mỏi, họ có thể phàn nàn hoặc thậm chí chỉ trích trẻ.
Bằng cách này, những đứa trẻ khác sẽ nghĩ rằng việc tè ra quần và ị của chúng là một điều xấu. Nếu mình tè ra quần hoặc ị ra, mình sẽ bị giáo viên phê bình và sẽ mất thiện cảm với mình. Vì vậy, trẻ càng không muốn đi ị ở trường mẫu giáo.
Khi phụ huynh biết được điều này thì nên làm gì?
Trước hết, hãy chấp nhận sự lựa chọn của trẻ
Cho dù trẻ có chọn ị ở trường hay không, cha mẹ cần hoàn toàn chấp nhận trẻ để trẻ cảm thấy an toàn. Đầu tiên, hãy ôm đứa trẻ. Khi cảm xúc của cả hai bên đã tương đối ổn định, chúng ta có thể có một cuộc giao tiếp khuyến khích với trẻ.
Ví dụ, hãy hỏi con bạn, con cảm thấy thế nào khi nhịn vệ sinh ở trường, con có suy nghĩ gì vào lúc đó và cuối cùng con đã hành động như thế nào?
Chìa khóa để khuyến khích giao tiếp là cha mẹ không hướng dẫn trực tiếp mà hãy để trẻ dần dần tự tìm ra giải pháp thông qua các câu hỏi phỏng đoán.
Khuyến khích con
Khi phát hiện trẻ không đi vệ sinh ở trường, trước hết cha mẹ phải tìm hiểu nguyên nhân thực sự của hành vi này và chỉ khi phát hiện ra những nhu cầu hoặc rắc rối thực sự nhất của trẻ thì thói quen mới có thể được cải thiện hiệu quả.
Nếu là vấn đề từ phía giáo viên, phụ huynh phải nói chuyện
Hầu hết tất cả các bậc phụ huynh đều cho rằng giáo viên rất quan tâm, yêu mến trẻ nhưng nếu giáo viên lại "khuyến khích" trẻ không đi vệ sinh ở trường mẫu giáo chỉ để đỡ rắc rối thì phụ huynh phải trao đổi lại với giáo viên của con.
Dương Huyền (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)