"Hãy chăm sóc em"
Bố mẹ có thể yêu cầu những đứa trẻ lớn hơn trông em chỉ khi chúng có sự chênh lệch đáng kể về tuổi tác. Nhưng tốt hơn hết bạn nên nhớ rằng chuyện này không nên trở thành một nghĩa vụ của những đứa trẻ lớn hơn, vì chúng không thể thay thế cha mẹ hoàn toàn. Việc tốt nhất đó phải là hãy tặng chúng một món quà, một cái ôm hay một nụ hôn khi nhờ con chăm sóc em.
"Hãy lấy em gái hoặc anh trai của con mà làm gương"
Một số cha mẹ coi việc so sánh với những đứa trẻ khác có thể là động lực hoàn hảo để con phát triển. Tuy nhiên, nếu nói câu này con sẽ chỉ nghĩ rằng bạn yêu anh/chị/em của chúng nhiều hơn. Nó tạo ra cảm giác ghen tị và có thể làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ. Về lâu dài, các con sẽ cạnh tranh nhau với nhau và bắt đầu có những hành động không trung thực.
"Vậy, ai sẽ sẵn sàng trước?"
Một thói quen xấu khác mà nhiều bậc cha mẹ mắc phải là khiêu khích sự cạnh tranh công khai giữa những đứa trẻ. Khi so sánh những đứa trẻ với nhau, một trong những đứa trẻ sẽ cảm thấy thiệt thòi. Điều này là do cạnh tranh không phải là trò chơi dành cho trẻ em và cảm xúc mà chúng nhận được khi thua hay thắng thật sự rất mạnh mẽ. Đó là lý do tại sao sẽ thích hợp hơn nếu biến chúng thành người trong một đội. Cha mẹ có thể làm điều đó bằng cách trở thành người chơi thứ ba, người sẽ đóng vai thua cuộc.
"Đừng tức giận nữa"
Việc cấm đoán cảm xúc không chỉ khiến con lo lắng, mà còn khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Ngay cả người lớn đôi khi cũng phải giải quyết những xung đột nội tâm của họ. Do đó thay vì cấm con bạn cảm thấy tức giận, tốt hơn là bạn nên lắng nghe chúng, nói rằng cảm xúc của chúng là bình thường và giúp chúng tìm hiểu mọi thứ.
"Cha/mẹ yêu tất cả các con như nhau"
Mỗi người con đều sở hữu cá tính riêng và đó là lý do tại sao phụ huynh phải nhận ra những mặt tốt và độc đáo của từng đứa trẻ. Thay vì nói yêu hai con như nhau, tốt hơn là nhận ra những điểm khác biệt của chúng và khen ngợi tài năng của từng người con.
"Con phải yêu thương em"
Sự xuất hiện của một em bé mới trong gia đình có thể khiến trẻ căng thẳng. Cảm xúc tranh cãi và ghen tuông bắt đầu hình thành trong chúng. Nỗ lực làm cho những đứa trẻ lớn hơn bắt đầu yêu thích thành viên mới chỉ có thể làm cho tâm trạng của chúng trở nên tồi tệ hơn. Tốt hơn hết hãy giải thích cho con hiểu rằng những cảm xúc như vậy là bình thường và luôn khen ngợi những khoảnh khắc chúng thể hiện sự quan tâm đối với đứa em của mình.
Thủy Chi (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)