Tuy nhiên, tỷ lệ thành công là rất thấp mà còn gây ra những tác dụng phản ngược. Dưới đây là 5 điều cha mẹ nên làm khi phát hiện con nói dối.
Giữ bình tĩnh
Khi bạn phát hiện con mình nói dối, hãy giữ bình tĩnh. Đừng tức giận vì con đã nói dối bạn dù bạn đã dạy dỗ con tử tế.
Nói dối là kẻ xâm nhập thầm lặng. Nó không bao giờ đến cùng danh sách ưu điểm, nhược điểm, nên làm hay không nên làm. Trẻ em nói dối có thể vì nhiều lý do như thiếu cảm giác an toàn, sợ bố mẹ, bị bắt nạt và các yếu tố khác.
Hỏi con một cách lịch sự
Đừng hỏi tối tấp con bạn với những câu hỏi nặng nề. Hãy nhẹ nhàng từng bước, bắt đầu đặt câu hỏi một cách lịch sự. Ví dụ, nếu bạn phát hiện con nói dối về những viên chocolate trong tủ lạnh, đừng la hét, quát mắng con bạn.
Thay vào đó, hãy bắt đầu với những câu hỏi bình thường như: "Mẹ thấy trong tủ thiếu vài viên chocolate, không biết đâu rồi nhỉ?"
Chờ đợi con thú nhận sai lầm
Đừng thúc ép con bạn, hãy chờ đợi con thú nhận sai lầm. Nhiều bậc phụ huynh đe dọa con để ép con thừa nhận lời nói dối, thậm chí là đánh đòn. Bạn nên ngừng làm việc này ngay lập tức.
Hãy giữ bình tĩnh và đợi cho đến khi con tự thừa nhận lỗi lầm của mình. Sau cùng thì mục đích thực sự của bạn là làm cho con nhận ra lỗi lầm và không lặp lại điều đó nữa.
Thấu hiểu tình huống
Là cha mẹ, bạn nên thấu hiểu tình huống nào đã khiến con bạn phải nói dối. Đừng phản ứng thái quá. Hãy bình tĩnh và lắng nghe con. Nói chuyện với con để bạn có thể hiểu rõ mọi chuyện hơn. Điều này cũng sẽ giúp bạn đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của trẻ.
Khuyến khích con nói thật
Đừng chỉ đe dọa con về hậu quả khi nói dối, hãy cho con biết lợi ích của việc nói thật. Hãy cho con bạn thấy trung thực là tự thưởng cho bản thân và không trung thực là tự hủy hoại bản thân.
Hãy kể cho con bạn nghe về những người có nhân cách tuyệt vời và sự trung thực của họ. Hãy giúp con bạn nhận ra rằng không có gì trên thế giới này là không thể đạt được nếu con chọn con đường trung thực.
Dương Huyền (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)