Danh mục

4 sai lầm khi chữa sổ mũi cho trẻ

Chủ nhật, 17/08/2014 09:32

Thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể nhiều trẻ không thích nghi kịp, dễ mắc các bệnh về mũi họng.

Không muốn con uống kháng sinh, nhiều mẹ tự chữa cho con theo cách “truyền miệng”, tuy nhiên do chữa không đúng cách khiến bệnh của bé càng thêm nặng. Dưới đây là 4 sai lầm các ông bố, bà mẹ nên tránh:

1. Nhỏ nước tỏi ép vào mũi bé

Nhiều bà mẹ thường truyền nhau cách ép nhánh tỏi rồi trộn với nước muối sinh lý nhỏ vào mũi của bé để trị chứng hắt hơi, sổ mũi. Tuy nhiên, BS Nguyễn Văn Lộc– nguyên PGĐ Bệnh viện Nhi TƯ cho hay, đây là quan niệm sai lầm. Tỏi chứa chất Allicin có thể diệt vi trùng và vi nấm. Nó có thể phòng ngừa cúm và điều trị cúm.

Tuy nhiên, việc nhỏ nước tỏi ép vào mũi là rất nguy hiểm vì nó dễ gây nóng rát, phù nề có thể làm bỏng niêm mạc mũi của trẻ. Trẻ dưới 3 tuổi càng có nguy cơ nhiều hơn do niêm mạc mũi trẻ rất mỏng, trong khi đó nước tỏi lại nóng và cay, nhất là nước tỏi đậm đặc. Ngay cả với người lớn, nếu dùng nước ép tỏi nhỏ mũi nồng độ quá đặc cũng dễ bị bỏng niêm mạc mũi.

Sổ mũi,chữa sổ mũi,4 sai lầm khi chữa sổ mũi cho bé

Khi niêm mạc mũi bị bỏng rộp, nếu không phát hiện điều trị sớm, có thể dẫn tới hoại tử. Hơn nữa, trẻ cũng sẽ khó thở bằng đường mũi mà buộc phải thở bằng miệng, không khí không được làm ấm dễ gây viêm họng, viêm phổi. Vì thế, tốt nhất không nên sử dụng nước tỏi ép để trị viêm mũi, sổ mũi cho trẻ.

2. Rửa mũi quá nhiều

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng Khoa Nhi (BV Bạch Mai), nhiều cha mẹ còn cẩn thận xịt, rửa mũi hàng ngày cho bé dù con không bị ngạt mũi hay viêm mũi để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp. Đây cũng là sai lầm làm hại tới trẻ.

Mũi của trẻ và người lớn cũng như nhau, bình thường có cơ chế tự làm sạch. Rửa mũi nhiều làm mất đi chất nhầy tự nhiên trong khoang mũi. Trong khi đó, chất nhầy này có tác dụng tạo độ ẩm, ngăn chặn bụi bẩn. Nếu mất đi chất nhầy này, trẻ càng dễ bị khô mũi, nhiễm khuẩn mũi, gây tổn thương niêm mạc mũi, dễ bị viêm hơn.

Việc dùng quá thường xuyên cũng có thể làm teo niêm mạc mũi, ảnh hưởng đến chức năng thở, khứu giác. Chỉ nên dùng nước muối sinh lý rửa sạch trước khi nhỏ thuốc trị ngạt mũi khi trẻ có triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi, có nước mũi trong, mũi đặc… Nhưng cần lưu ý, trước khi nhỏ nước muối vào mũi, nếu trời lạnh các mẹ nên ngâm lọ nước muối sinh lý vào nước nóng cho ấm lên rồi nhỏ cho trẻ mỗi bên mũi chừng 1/3 - 1 lọ tuỳ theo độ tuổi. Rửa khoảng 3 - 4 lần/ngày.

3. Hút mũi cho trẻ

Bác sĩ Lộc cho hay, trẻ khi sổ mũi thường dễ bị ngạt mũi hay nhiều đờm gây khó thở, khò khè. Khi thấy trẻ có những biểu hiện vậy, nhiều phụ huynh thường tự xử trí bằng cách đưa miệng hút mũi cho em bé nhưng khi cha mẹ dùng miệng hút mũi bé thì mầm bệnh trong miệng sẽ lây cho em bé. Do đó, cách làm này sẽ lợi bất cập hại vì khiến bệnh của trẻ nặng thêm.

Ngoài ra, việc sử dụng hút mũi hay xilanh đưa nước vào khoang mũi cũng cần lưu ý. Nếu làm không đúng sẽ rất nguy hiểm, có thể làm trẻ sặc và nước sẽ tràn vào màng phổi. Mỗi lần chọc sâu ống hút vào mũi trẻ để hút thì áp lực ấy sẽ hút niêm mạc mũi lên. Nhiều lần làm sẽ gây phù nề niêm mạc mũi nhiều hơn mà nghẹt mũi vẫn kéo dài, không tốt cho trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi.

4. Lạm dụng thuốc nhỏ mũi

Một sai lầm khác khi điều trị sổ mũi cho trẻ là lạm dụng các loại thuốc nhỏ mũi không theo chỉ định của bác sĩ, nhất là các loại thuốc có chứa corticoid, kháng sinh… khi chưa tìm nguyên nhân để điều trị.

Theo các bác sĩ, những thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid chỉ được dùng dưới 7 ngày và nhất định phải theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc coricoid nếu dùng không đúng sẽ gây một số biến chứng, nhất là ở trẻ em như ức chế vỏ thượng thận tiết hormone làm tăng giữ muối, nước, ứ đọng mỡ ở một số bộ phận như mặt, tăng đường huyết…

Đặc biệt, khi có các tổn thương khu trú ở mũi mà dùng thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid sẽ ức chế sự lành vết thương. Nếu lạm dụng thuốc co mạch có hoạt chất là Xylometazoline 0.05% - 0.1% (biệt dược Otilin, Otdin, Coldi-B…) trẻ dễ bị ngộ độc thuốc. Tốt nhất khi trẻ sổ mũi và đau họng kéo dài, sốt cao… cần đưa đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Lưu ý khi xử lý ngạt, sổ mũi ở trẻ:

- Tăng cường cho bé uống nhiều nước, bú mẹ.

- Với trẻ lớn khi trẻ bị sổ mũi hay mũi đặc, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ tập hỉ mũi, hỗ trợ dùng nước muối sinh lý đúng lượng xịt để nước mũi loãng ra. Không nên dùng tay bịt hai bên để hỉ mũi vì sẽ làm tăng áp lực đột ngột vào mũi. Giấy để hỉ mũi nên dùng loại giấy mềm, sạch, chỉ dùng một lần.

- Sử dụng thuốc phải được bác sĩ chỉ định, không tự ý dùng thuốc và các biện pháp xử trí theo dân gian.

- Để trẻ không bị sổ mũi, viêm mũi nên giữ ấm cho trẻ khi ra ngoài trời lạnh, giữ vệ sinh cho trẻ vì hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu, nhất là trẻ dưới 6 tuổi.

gia đình và xã hội

Tin được quan tâm

Khoảng cách bật xi nhan trước khi rẽ theo quy định mới nhất: Người tham gia giao thông lưu ý kẻo dính phạt!

Theo Luật Trật tự An toàn Giao thông và Nghị định 168, người điều khiển xe máy và ô tô cần lưu ý điểm sau...
Kiến thức 2 ngày, 14 giờ trước

Tuổi được chúc thọ và mừng thọ năm 2025? Số tiền hưởng là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 96/2018/TT-BTC quy định mức quà tặng chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi, cụ thể như dưới...
Kiến thức 2 ngày, 21 giờ trước

Từ nay tới 31/12/2025: Người dân không đi đổi đăng ký xe bị xử phạt 6 triệu đồng, đúng không?

Theo quy định, những trường hợp này cần đi đổi đăng ký xe trong năm 2025, cố tình giữ lại bị xử phạt nặng.
Kiến thức 2 ngày, 16 giờ trước

Ba con giáp hưởng 'đại lộc' trong tuần tới, có vận may gấp đôi, sự nghiệp thăng tiến, kiếm tiền dễ dàng

Ba con giáp có vận mệnh thay đổi vào tuần tới - Thân, Dậu và Mão - sẽ mở ra một thời kỳ may mắn...
Đời sống số 2 ngày, 17 giờ trước

Kể từ bây giờ: Ra đường mà không đáp ứng các điều kiện này, chủ xe máy sẽ bị phạt hơn 10 triệu đồng

Đi xe máy không đáp ứng được những điều kiện dưới đây có thể bị CSGT phạt lên tới 10 triệu đồng.
Kiến thức 2 ngày, 20 giờ trước

Những con giáp nào cần thận trọng vào thứ Hai ngày 19 tháng 5, tức ngày 22 tháng 4 âm lịch?

Ngày 19 tháng 5, thứ Hai, là ngày 22 tháng 4 âm lịch, con giáp nào nên thận trọng hơn? Làm sao để điều chỉnh?...
Đời sống số 2 ngày, 19 giờ trước

Tin cùng mục

Tại sao ngày càng có nhiều người mắc bệnh nhồi máu não ở vùng nông thôn? Bác sĩ nói thẳng thắn: Chủ yếu là do 3 nguyên nhân

Tỷ lệ người cao tuổi bị đột quỵ ở nông thôn có xu hướng gia tăng do thiếu kiến thức phòng bệnh, lối sống ít...
Chăm sóc sức khỏe 2 giờ, 35 phút trước

Đóng kín cửa bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu? Chuyên gia nói gì?

Một bài viết lan truyền trên mạng xã hội về tình trạng mệt mỏi, stress, thậm chí rụng tóc do nồng độ CO2 cao từ...
Chăm sóc sức khỏe 4 giờ, 32 phút trước

Tía tô là một 'báu vật'. Vậy uống nước lá tía tô có những tác dụng gì?

Tía tô, một loại thảo mộc có lịch sử lâu đời ở đất nước tôi, không chỉ được yêu thích trong nấu ăn vì hương...
Chăm sóc sức khỏe 6 giờ, 50 phút trước

Ăn ngô thường xuyên có lợi ích gì ? 3 người này nên cố gắng ăn ít ngô đi, đừng chủ quan

Như chúng ta đều biết, ngô là một trong những loại thực phẩm phổ biến nhất trong cuộc sống, đặc biệt là ở vùng nông...
Chăm sóc sức khỏe 6 giờ, 1 phút trước

Dứa đang vào mùa, ăn thường xuyên giúp ngừa ung thư nhưng ai nên tránh?

Quả dứa thơm ngon, dễ ăn và còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, cung cấp vitamin C, các khoáng chất, axit amin...
Chăm sóc sức khỏe 21 giờ, 50 phút trước

Khi con bị bắt nạt, cha mẹ thông minh không đối đầu gay gắt cũng không nhẫn nhịn, áp dụng ngay '3 bước hóa giải xung đột' vô cùng thực tế

Khi con bị bắt nạt, nhiều bậc cha mẹ thường rơi vào thế khó: nên để con phản kháng hay dạy con nhẫn nhịn? Thực...
Chăm con 22 giờ, 33 phút trước

Tin mới cập nhật

100 triệu đồng ra ngân hàng gửi nhận được bao nhiêu tiền lãi?

Gửi tiền tiết kiệm nên chọn ngân hàng nào? Nếu có 100 triệu đồng tiền gửi thì nhận được bao nhiêu tiền lãi?
Kiến thức 7 phút trước

Tỉnh có thành phố cổ thứ 2 cả nước từng 4 lần chia tách, sáp nhập, dự kiến không còn tên trên bản đồ Việt Nam

Địa phương này có lịch sử từ thời Hùng Vương và chính thức trở thành tỉnh từ đầu thế kỷ 19.
Kiến thức 14 phút trước

Tin vui với hàng triệu người: Sẽ được hưởng thêm 1 quyền lợi đặc biệt theo quy định mới nhất của Luật Đất đai

Theo quy định mới của Luật Đất đai 2024, sổ đỏ thửa đất của hộ gia đình sẽ ghi đầy đủ tên thành viên có...
Kiến thức 15 phút trước

1 nghề bị coi là 'thấp kém' nhưng có mức lương cao ngất ngưởng lên đến 4 tỷ đồng mỗi năm

Nhiều nghề lao động tay chân bị coi thường lại mang về thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.
Kiến thức 15 phút trước

Ai là người có IQ cao nhất lịch sử Trung Quốc? Gia Cát Lượng xếp hạng cuối, số 1 đó là?

Danh sách top 5 nhân vật trong lịch sử Trung Quốc được đánh giá thông minh, có chỉ số IQ cao nhất sẽ khiến bạn...
Kiến thức 16 phút trước

Đây chính là vẻ ngoài sang trọng mà phụ nữ ở độ tuổi ba mươi và bốn mươi nên có

Vào mùa hè, một số người thích thư giãn, trong khi những người khác lại muốn cảm thấy sảng khoái. Một số người thích sự...
Thời trang + 16 phút trước

Bắt đầu từ tháng 5/2025: Trẻ em, học sinh chính thức được hưởng chính sách ưu đãi đặc biệt này

Theo đó, trẻ em nhà trẻ bán trú được hỗ trợ tiền ăn trưa 360.000 đồng/tháng; học sinh bán trú và học viên bán trú...
Kiến thức 46 phút trước

Từng bị phớt lờ, giá loại đá quý có nhiều ở Việt Nam bất ngờ tăng vọt nhăm nhe ‘soán ngôi’ kim cương

Loại đá này phân bố chủ yếu ở các khu vực Sri Lanka, Myanmar, Việt Nam, Afghanistan, Tajikistan và một số nước châu Phi.
Kiến thức 47 phút trước

Trong năm 2025: Có 2 nhóm cán bộ, công chức phải nghỉ việc, đó là?

Theo quy định mới thì có 2 nhóm cán bộ, công chức này sẽ phải nghỉ việc trước lộ trình sắp xếp, người dân nên...
Kiến thức 50 phút trước

Tin vui cho hơn 384.000 giáo viên mầm non, sắp được hưởng mức phụ cấp lên đến 80%

Cả nước ta hiện có hơn 384.000 giáo viên mầm non. Tuy nhiên, lương giáo viên mầm non hiện thấp nhất trong ngành giáo dục,...
Kiến thức 1 giờ, 6 phút trước