Việc cha mẹ thường xuyên la mắng con có thể không nhận thức được 3 sự thay đổi khủng khiếp sẽ xảy ra với cơ thể con sau khi bị la mắng:
Não trẻ nghĩ theo hướng tiêu cực
Thông qua công nghệ MRI, các nhà khoa học về não đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ thường xuyên bị la mắng từ khi còn nhỏ sẽ bị co rút vùng hải mã lưu giữ trí nhớ. Nói cách khác, nếu cha mẹ thường xuyên la mắng, mắng mỏ sẽ thực sự làm tổn hại đến trí nhớ của con và khiến chúng trở nên ngu ngốc.
Nghiên cứu khoa học về não bộ đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ thường xuyên bị mắng sẽ bị suy giảm đáng kể cả về khả năng cũng như ham muốn học tập. Khi cha mẹ la mắng, hạch hạnh nhân (chịu trách nhiệm xử lý cảm xúc tức giận và sợ hãi) trong não trẻ sẽ liên tục bị kích thích, khiến trẻ luôn trong trạng thái tức giận và sợ hãi, việc học tập chắc chắn sẽ kém hiệu quả.
Bộ não con người cũng thích những khung cảnh bao dung và dịu dàng. Vì vậy, nếu muốn con học tập hiệu quả và có trí nhớ tốt, cha mẹ nên ngừng la mắng con.
Cảm thấy bất an
Có một "hiệu ứng con mèo bị lạc" trong tâm lý học. Sau khi một con mèo bị bỏ rơi một lần và được tìm về lại, nó sẽ trở nên rất ngoan ngoãn và thậm chí còn cố tình lấy lòng chủ vì sợ bị bỏ rơi lần nữa.
Trên thực tế, điều này cũng đúng với con cái chúng ta. Khi nhiều bậc cha mẹ tức giận, họ sẽ la mắng và nói những điều đe dọa đến cảm giác an toàn của con mình. Ví dụ như "Con cứ nghịch ngợm thế này thì bố mẹ không cần con nữa", "Sao con ngốc thế, mẹ hối hận vì đã sinh ra con".. .
Tất nhiên cha mẹ không có ý định thực sự như vậy nhưng một số trẻ có thể tưởng là thật. Đằng sau sự vâng lời của đứa trẻ là một nỗi buồn bị đè nén, nỗi sợ bị bỏ rơi. Nhiều trẻ phát triển tính cách thích chiều lòng người khác với tâm trạng bất an bên trong.
(Ảnh minh họa)
Mặc cảm về bản thân
Trên mạng từng xuất hiện một chủ đề nóng: Điều gì sẽ xảy ra với những đứa trẻ bị cha mẹ la mắng từ nhỏ? Một trong những câu trả lời được đánh giá cao nằm ở hai chữ: Mặc cảm.
Nhiều ông bố bà mẹ có thể nói, tôi không muốn la mắng con, như khi nổi nóng lên, tôi lại không kiềm chế được? 3 mẹo nhỏ sau đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn:
Điều đầu tiên: Khi bạn muốn mắng con, hãy tự nhủ mình phải dừng lại
Bất cứ khi nào xúc động và muốn la mắng con cái, chúng ta có thể cố gắng tự nhủ mình dừng lại. Lúc đầu, bạn có thể không dừng được, bạn nên nhanh chóng rời khỏi trẻ và đi ra ban công, phòng học hoặc nhà vệ sinh để hít một hơi thật sâu. Sau khi tâm trạng bình tĩnh lại, hãy quay lại.
(Ảnh minh họa)
Thứ hai: Học cách phát hiện và ghi nhật ký cảm xúc
Mỗi tối, hăy dành 10 phút để nhớ lại những cuộc trò chuyện giữa bà với các con ngày hôm đó, đặc biệt là những cuộc trò chuyện gây ra xung đột, sau đó tìm ra điểm gây ra mâu thuẫn và cố gắng nói lại. Nếu sai, hãy chủ động tìm con và xin lỗi kịp thời. Quá trình này sẽ giúp chúng ta phát hiện và phản ánh tốt hơn, từ đó học cách giao tiếp với con một cách nhẹ nhàng, giảm bớt việc la mắng, mắng mỏ.
Thứ ba: Khuyến khích con nhiều hơn
Trong quá trình trẻ lớn lên, việc bị cha mẹ la mắng khi mắc lỗi là điều dễ hiểu. Chỉ cần khuyến khích trẻ nhiều hơn trong giao tiếp hàng ngày thì chúng ta mới đảm bảo được sự phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần cho trẻ.
Cha mẹ có thể nói với con 3 lời động viên này nhiều hơn: Mẹ biết con sẽ ổn thôi; Mẹ sẽ luôn ở bên con; Mẹ tin con có khả năng giải quyết vấn đề này... Mọi đứa trẻ đều mong muốn được công nhận. Cha mẹ khuyến khích con không chỉ có thể kích thích khả năng tự lập mà còn khiến chúng hoạt bát và vui vẻ hơn.
Tường San (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)