Nếu đứa trẻ sớm bộc lộ những đặc điểm này thì cha mẹ nên yên tâm vì sau này sẽ dễ vươn đến thành công ngay cả trong thời điểm khó khăn, biến động:
Trẻ tò mò
Tò mò là đức tính tốt của nhiều đứa trẻ nhưng cha mẹ lại vô tình triệt tiêu đi nó. Tại sao nhiều trẻ học không cảm thấy mệt mỏi? Bởi vì trẻ luôn duy trì sự hứng thú mạnh mẽ và bị thúc đẩy bởi sự tò mò nên muốn khám phá. Nếu nhận được phản hồi tốt trong quá trình khám phá này, trẻ sẽ càng có động lực kiếm tìm sự mới mẻ.
20 năm sau, tò mò học hỏi là phẩm chất cốt lõi đảm bảo cho trẻ vẫn có tinh thần khám phá không ngừng và luôn có tính cạnh tranh trước những thử thách lớn.
Trẻ sáng tạo
Sự tò mò của trẻ em là động lực rất lớn cho sự sáng tạo. Nếu không có sự tò mò và khao khát tri thức thì không thể tạo ra những phát minh có giá trị cho nhân loại. Tưởng tượng cũng là nguồn gốc của tư duy sáng tạo. Thời đại trí tuệ nhân tạo đang đến gần và chỉ có sự sáng tạo mới có thể khiến con người vượt qua được robot. Cha mẹ nên chú trọng bồi dưỡng cho con khả năng này để con có thể giải quyết vấn đề và thích ứng với cuộc sống tương lai.
Có người cho rằng chỉ cần nhớ những kiến thức thầy dạy, còn những việc khác không quan trọng. Trên thực tế, họ không nhận ra rằng nếu ghi nhớ nội dung mà giáo viên giảng dạy một cách máy móc, không vận dụng tư duy đổi mới để suy nghĩ độc lập thì chỉ có thể trở thành nô lệ cho việc học. Tương tự, nếu người học không sáng tạo thì kiến thức dù phong phú đến đâu cũng chỉ là bắt chước.
Sáng tạo, thể hiện trước nhất, đó là phải luôn biết khái quát vấn đề. Trong một bài học, muốn không bỏ sót nội dung thì ta phải biết tìm những ý lớn. Từ đó, lấy làm sườn và sau đó nghiên cứu tài liệu để triển khai thêm theo ý hiểu của mình. Làm cho nội dung bài sẽ có tính hệ thống, không bị thiếu, bị sót.
Đây cũng là tố chất cần có của những người nếu muốn thành công trong tương lai.
Trẻ bình tĩnh
Khi con còn nhỏ, thay vì la mắng cha mẹ nên dạy con quả lý cảm xúc của mình. Chỉ bằng việc xử lý tốt cảm xúc, trẻ mới có thể khỏe mạnh về tinh thần và học cách chịu đựng căng thẳng. Ngay cả khi gặp nghịch cảnh, trẻ vẫn có thể sử dụng sự "đàn hồi" mạnh mẽ bên trong của mình để chuyển hóa những biến động, tổn hại to lớn do cảm xúc tiêu cực gây ra thay vì trốn tránh chúng. Chỉ khi đó nhân cách của trẻ mới hoàn thiện hơn và có khả năng thích ứng tốt hơn trong tương lai.
Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)