1. Không biết ơn
"Biết ơn, đền đáp" bốn chữ nói thì dễ, làm thì khó. Một cậu bé với lối suy nghĩ "cái gì người khác cho mình là lẽ đương nhiên" khi còn nhỏ, lớn lên rất dễ trở thành một người bất hiếu.
Có một cậu bé đòi đi chơi, mẹ của cậu bé đặc biệt xin nghỉ làm để đưa cậu đi chơi công viên giải trí. Kết quả là cậu bé chơi một vòng xong, không những không nói một câu cảm ơn, còn còn chê bai: "Chỉ có thế à? Ba mẹ bạn học của con đưa họ đi toàn những chỗ xịn hơn, còn mẹ lại chỉ đưa con đến nơi này?".
3 đặc điểm con cái bất hiếu ngay từ nhỏ, cha mẹ cần chú ý (Ảnh minh hoạ)
Mẹ cậu bé trong lòng cảm thấy chua xót, cố gắng nhịn không để nước mắt chảy xuống. Bà nhớ lại từ nhỏ đến lớn, mỗi lần mua đồ, nấu ăn cho cậu, cậu đều có bộ dạng như đó là chuyện đương nhiên. Lần này, bà cuối cùng cũng không nhịn được mà hỏi: "Mẹ đưa con đi chơi, con không thể nói lời cảm ơn sao?".
Thay vì biết lỗi, cậu bé lại lườm mẹ một cái, không kiên nhẫn nói: "Cảm ơn cái gì? Chẳng phải mẹ là mẹ con sao? Đưa con đi chơi là chuyện đương nhiên mà!". Lúc này, người mẹ mới nhận ra sự nuông chiều của mình, đã khiến con trở thành một người ích kỷ, không biết biết ơn. Bà hối tiếc muộn màng, nhưng đã muộn.
Cha mẹ cần nhận thức rằng: việc cho con trải nghiệm sự khó khăn của cuộc sống, dạy con biết trân trọng những gì mình có, sẽ giúp con hình thành lòng biết ơn và biết hiếu thảo với cha mẹ khi lớn lên.
2. Thiếu tính kỷ luật
"Luật lệ" - hai chữ nghe có vẻ khô khan, nhưng lại là sợi dây vô hình giữ cho cuộc sống của chúng ta được ổn định. Đối với một số đứa trẻ, luật lệ như cái còng, khiến chúng cảm thấy bị bó buộc, khó chịu. Nhưng thật ra, chính luật lệ mới là nền tảng vững chắc để chúng ta trưởng thành và hòa nhập vào xã hội.
Cháu trai của bà Vương, từ nhỏ đã là một cậu bé tinh nghịch và không chịu tuân theo luật lệ. Ở mẫu giáo, thầy cô nói gì cậu cũng làm ngược lại. Nếu cô giáo nói: "Các bạn nhỏ, bây giờ là giờ ngủ trưa nào", cháu trai bà Vương ngay lập tức nhảy xuống giường: "Em không ngủ!".
Bà Vương, thương yêu cháu, luôn nghĩ đó là biểu hiện của một đứa trẻ có ý chí mạnh mẽ. Bà không quan tâm đến những lời phàn nàn của thầy cô về việc cháu bà làm gián đoạn trật tự lớp học.
Nhưng khi lớn lên, tính cách không tuân theo luật lệ ấy ngày càng nghiêm trọng. Lên tiểu học, cậu không làm bài tập, quậy phá lớp học, bắt nạt bạn bè, khiến thầy cô và bạn bè đều phải đau đầu.
Con cái thiếu kỉ luật khiến tương lai mờ mịt (Ảnh minh hoạ)
Một ngày, bà Vương nhận được điện thoại của nhà trường, thông báo cháu bà vì đánh nhau với bạn và bị phạt. Lúc đó, bà mới giật mình nhận ra, sự nuông chiều của mình đã khiến đứa cháu trở nên bất cần, không tôn trọng luật lệ.
Thật tiếc là đã muộn, lúc đó cháu bà đã hình thành tính cách không kiêng nể gì, không tuân theo quy tắc. Lớn lên, cậu không chỉ coi thường luật lệ xã hội, mà còn không nghe lời cha mẹ.
Câu chuyện của đó là một bài học sâu sắc cho các bậc phụ huynh. Khuyến khích con cái có ý chí là điều tốt, nhưng chúng ta cũng phải dạy con biết tôn trọng luật lệ, tuân theo trật tự. Chỉ khi đó, chúng mới có thể trưởng thành thành những người công dân tốt, biết hiếu thảo với cha mẹ và tuân theo pháp luật.
3. Cố chấp ý kiến của mình
"Ý kiến của tôi luôn đúng!" - Câu nói này được nói ra từ miệng trẻ con nghe có vẻ đáng yêu, nhưng nếu lớn lên vẫn giữ nguyên suy nghĩ ấy thì sẽ trở thành gánh nặng cho chính bản thân và những người xung quanh.
Con cái cố chấp làm theo ý mình để rồi sau này phải hối hận (Ảnh minh hoạ)
Con gái của chú Long, từ nhỏ đã là một cô bé cứng đầu. Cái gì cô quyết định là phải làm, không ai có thể cản nổi. Ngay cả lần đi du lịch trong thời tiết lạnh giá, cô bé nhất quyết mặc váy cho bằng được, mặc kệ lời khuyên của cha, điều này khiến chú Long đau đầu.
Sự cố chấp của đứa trẻ, nếu không được sửa chữa kịp thời, sẽ trở thành trở ngại lớn khi chúng trưởng thành. Vì vậy, nhiều cha mẹ nên cảnh tỉnh, dạy con biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác, biết đặt mình vào vị trí của người khác là điều vô cùng quan trọng. Chỉ khi đó, chúng mới có thể trở thành người biết cảm thông, thấu hiểu và sống hòa hợp với xã hội.
Thu Hà (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)