Nuôi dạy con cái trưởng thành là nghĩa vụ của các bậc làm cha mẹ. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều người áp dụng những cách dạy con chưa đúng, khiến cho bé không những không có cơ hội phát triển mà còn sợ hãi bố mẹ.
Dưới đây là 3 nguyên tắc nuôi dạy con sai lầm, ba mẹ nên biết:
Giảng giải đạo lý suông khiến trẻ không nghe lời
Bạn có biết sau 12 tuổi, năng lực tư duy trừu tượng của một người chính thức phát triển, lúc này mới dần dần "tiến hóa" thành con người hiện tại. Mà tất cả những đạo lý thì đều là trừu tượng, đều là sự khái quát, thăng hoa và tổng kết của những điều cụ thể. Vì vậy, khi bạn nói những đạo lý trừu tượng với một đứa trẻ lúc này chẳng khác nào "đàn gảy tai trâu".
Trong mắt trẻ con, điều quan trọng là sự tôn trọng và thấu hiểu. Việc rao giảng sẽ khiến trẻ nổi loạn. Một khi đối đầu với con cái, bất kỳ hình thức giáo dục nào cũng sẽ không có hiệu quả. Giáo dục không nên chỉ dạy bằng lời mà quan trọng hơn là dạy bằng ví dụ.
Cha mẹ nổi nóng
Con cái nghịch ngợm, nói mãi không chịu nghe, khiến cha mẹ mất bình tĩnh. Nhiều người biết việc đánh đòn, la mắng con là sai nhưng không biết phải làm sao.
Bạn có biết kẻ thù truyền kiếp của giáo dục chính là tính khí nóng nảy của cha mẹ. Con đã làm bạn thất vọng vì phạm sai lầm. Bạn sẽ ngay lập tức giận dữ và chỉ tay vào đứa trẻ để dạy cho con một bài học. Sau khi mắng con, tinh thần của bạn cũng dễ chịu hơn, nhưng con thì sao?
Mỗi khi tức giận, hãy quay lại hỏi con xem con có biết mình sai không? Lần sau có tái phạm không? Trên thực tế, trẻ có thể không biết mình đã sai ở đâu và làm cách nào để đảm bảo không mắc lại lỗi tương tự vào lần sau. Trẻ chỉ không muốn nghe bố mẹ hét lên nên có thể trả lời: "Con hiểu rồi”. Như vậy, sự mất bình tĩnh của bạn trong trường hợp này không có tác dụng.
Giáo dục con cái là một quá trình “dắt ốc sên đi dạo”. Bạn phải kiên nhẫn và dạy con bằng cảm xúc ổn định mới mang lại hiệu quả.
Hay kể khổ
Nhiều bậc cha mẹ nói hàng ngày về việc họ phải vất vả nuôi con ra sao. Nhưng không hề biết việc than thở có tác hại cực kỳ lớn. Điều này khiến trẻ cảm thấy áy náy, cảm giác này sẽ giấu kín và âm ỉ trong lòng trẻ rất lâu. Lúc đầu, đứa trẻ sẽ rất ngoan ngoãn, tỏ ra nhạy cảm, nhưng sau khi bị kìm nén một thời gian dài, chắc chắn đứa trẻ sẽ tìm cơ hội bùng nổ. Đây là lý do tại sao những người phạm tội trước đó thường tỏ ra cư xử tốt và biết vâng lời. Trầm cảm lâu dài thực sự có thể hủy hoại một con người.
Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)