Ý nghĩa phong thủy của cây thiết mộc lan
Trong phong thủy, cây thiết mộc lan được đánh giá là đem lại nhiều sinh khí, may mắn và thịnh vượng cho gia chủ, nhất là khi cây nở hoa là dấu hiệu tiền tài đang đến với bạn. Hơn nữa, nếu bạn đặt cây theo hướng Đông hay Đông Nam của ngôi nhà thì sẽ đem tới nhiều may mắn bởi cây là đại diện cho hành Mộc.
Ngoài ra, ý nghĩa phong thủy của cây còn dựa vào số cành hoặc chậu. Vì thế, khi mua cây, bạn nên tùy thuộc vào mong muốn mà lựa chọn số cành cho phù hợp. Trong đó:
2 cành: Biểu tượng cho sự vẹn trọn, may mắn trong tình yêu, mọi điều như ý.
3 cành: Tượng trưng cho hạnh phúc.
5 cành: Biểu tượng của sức khỏe.
8 cành: Đại diện cho sự phát tài phát lộc.
9 cành: Tượng trưng cho hạnh phúc viên mãn, thời vận tốt đẹp, tài lộc dồi dào.
Với những ý nghĩa phong thủy tuyệt vời kể trên và vẻ đẹp của mình, Thiết Mộc Lan rất phù hợp để trồng trước cửa, bên cạnh hay đặt trong nhà. Bạn có thể đặt cây ở bất cứ nơi nào tùy sở thích riêng.
Cây thiết mộc lan hợp tuổi gì, mệnh gì?
Cây thiết thường mua về để trưng trong nhà, văn phòng và được tặng với mong muốn mang lại nhiều may mắn cho gia chủ. Theo phong thủy thì cây thiết mộc lan nên trồng ở hướng đông hay đông nam, đây là hướng có ánh sáng tốt vì vậy tượng trung cho sự phát đạt.
Theo các quy luật tương sinh trong ngũ hành, cây thiết mộc lan thuộc mệnh Mộc và có mối quan hệ tương sinh với mệnh Hỏa vì Mộc sinh Hỏa, do đó cây thiết mộc lan thích hợp với cả hai gia chủ thuộc mệnh Mộc và mệnh Hỏa.
Những người thuộc mệnh Mộc đều có thể trồng cây này: Nhâm Ngọ (1942, 2002), Kỷ Hợi ( 1959, 2019), Mậu Thìn (1988, 1928), Quý Mùi (1943, 2003), Nhâm Tý (1972), Kỷ Τỵ (1989), Canh Dần (1950, 2010), Quý Sửu (1973), Tân Mão (1952, 2011), Canh Thân (1980), Mậu Tuất (1958, 2018), Tân Dậu (1981).
Ngoài ra, còn có tuổi Mão mang mệnh Mộc (Tân Mão -1951) và Hỏa (Đinh Mão - 1987).
(*)Thông tin trong bài mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.
Hoàng Khuông (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)