Rồng là một con vật thần thoại xuất hiện trong nhiều nền văn hóa khác nhau từ Đông sang Tây và được tôn thờ ở nhiều nước châu Á. Chúng là biểu tượng sức mạnh tuyệt vời, hay được dùng để đại diện cho hoàng đế. Con rồng tượng trưng cho quyền lực, năng lượng dũng mãnh. Rồng phong thủy đến năng lượng dương, giúp thu hút tiền tài và khả năng sinh sản.
Rồng phương Tây hay được khắc họa là loài vật hung dữ, khạc được lửa
và hay gây tai họa.
Khác với hình ảnh khắc họa trong văn học phương Tây, rồng ở các nước châu Á
là loài linh vật đáng yêu, tốt bụng và rất trượng nghĩa, cứu giúp dân lành.
Âm và Dương
Trong tâm linh, rồng hay xuất hiện lúc mặt trời mọc, vào khoảng giữa mùa xuân và mùa hè, tượng trưng cho sự thịnh vượng, dồi dào. Rồng là biểu tượng đẹp mang lại sức tái sinh mạnh mẽ. Con rồng hay được khắc họa miệng ngậm một viên ngọc. Ngọc này tượng trưng cho vũ trụ, sấm sét mang lại mưa cho mùa màng tốt tươi.
Rồng thời Lý thường ngẩng đầu lên, miệng thì há to, mép trên của miệng không có
mũi, kéo dài ra thành một cái vòi uốn mềm mại, vươn lên cao
vuốt nhỏ dần về cuối.
Rồng phong thủy còn hay được ghép đôi với phượng hoàng để đại diện cho
sự hòa quyện chặt chẽ giữa năng lượng âm và dương chỉ tình trạng
hôn nhân lâu bền. Từ thuở xưa, long - phụng tượng trưng
cho sự gắn kết của vua và hoàng hậu.
Những đứa con của rồng
Trong truyền thuyết, rồng có 9 đứa con với hình dáng và sở thích khác nhau, được sử dụng khác nhau trong phong thủy với ý nghĩa riêng.
Bị hí là con trưởng của rồng, có hình dáng thân rùa, đầu rồng. Bị hí có sức mạnh vượt bậc, chịu được trọng lượng lớn nên thường được chạm khắc trang trí làm bệ đỡ cho các bệ đá, cột đá, bia đá.
Li vẫn, con thứ hai của rồng, là linh vật có đầu rồng, miệng rộng, thân ngắn. Tương truyền li vẫn thích ngắm cảnh và thường giúp dân diệt hỏa hoạn nên được chạm khắc làm vật trang trí trên nóc các cung điện cổ, chùa chiền, đền đài... ngụ ý cầu trấn hỏa, bảo vệ bình yên cho công trình.
Li vẫn
Bồ lao, con thứ ba, là linh vật thích âm thanh lớn, thường được đúc trên quai chuông với mong muốn chiếc chuông được đúc có âm thanh như ý muốn.
Bệ ngạn, con thứ tư, có hình dáng giống hổ, răng nanh dài và sắc, có sức thị uy lớn. Theo truyền thuyết, bệ ngạn rất thích lý lẽ và có tài cãi lý đòi sự công bằng khi có bất công, nhờ vậy bệ ngạn thường được đặt ở cửa nhà ngục hay pháp đường, ngụ ý răn đe người phạm tội và nhắc nhở mọi người nên sống lương thiện.
Bệ ngạn
Thao thiết, con thứ năm, là linh vật có đôi mắt to, miệng rộng, dáng vẻ kỳ lạ. Thao thiết tham ăn vô độ, được đúc trên các đồ dùng trong ăn uống như ngụ ý nhắc nhở người ăn đừng háo ăn mà trở nên bất lịch sự.
Thao thiết
Công phúc, con thứ sáu, là linh vật thích nước nên được khắc làm vật trang trí ở các công trình hay phương tiện giao thông đường thủy như cầu, rãnh dẫn nước, đập nước, bến tàu, thuyền bè... với mong muốn công phúc luôn tiếp xúc, cai quản, trông coi lượng nước phục vụ muôn dân.
Công phúc
Nhai xế, con thứ bảy, có tính khí hung hăng, thường nổi cơn thịnh nộ và ham sát sinh, thường được chạm khắc trên các vũ khí như đao, búa, kiếm, xà... ngụ ý thị uy, làm tăng thêm sức mạnh và lòng can đảm của các chiến binh nơi trận mạc.
Nhai xế
Toan nghê, con thứ tám, có mình sư tử, đầu rồng, thích sự tĩnh lặng và thường ngồi yên ngắm cảnh khói hương tỏa lên nghi ngút. Toan nghê được đúc làm vật trang trí trên các lò đốt trầm hương, ngụ ý mong muốn hương thơm của trầm hương luôn tỏa ngát.
Tiêu đồ, con út có tính khí lười biếng, thường cuộn tròn nằm ngủ, không thích có kẻ lạ xâm nhập lãnh địa của mình. Tiêu đồ được khắc trên cánh cửa ra vào, đúng vào vị trí tay cầm khi mở, ngụ ý răn đe kẻ lạ muốn xâm nhập nhằm bảo vệ sự an toàn cho chủ nhà.
Tiêu đồ
Long Quy
Ngoài chín con nói trên thì các con rùa lớn linh thiêng cũng được gọi là Long Quy. Long Quy thích mang vật nặng, ngụ ý giúp con người chống lại SÁT KHÍ giảm tai họa , nên thường dùng để trấn trạch hưng gia. Các nhà kinh doanh và doanh nhân rất trưng bày long quy để thúc đẩy tài lộc.
Long quy là linh vật tốt lành, mang hàm nghĩa vinh quý , ngụ rằng vinh hoa phú quý.
Vị trí đặt Long Quy
Long quy đặt tại tài vị thì thúc đẩy tài lộc, đặt tại vị trí Tam Sát thì tác dụng hóa giải rất lớn. Vậy Tam Sát là gì?
Trong phong thủy có quy định:
Dần, Ngọ, Tuất : Sát Bắc. Thân, Tý, Thìn : Sát Nam Hợi, Mẹo, Mùi : Sát Tây Tỵ, Dậu, Sửu : Sát Đông. Ví dụ: Năm nay là năm Giáp Ngọ, theo câu quyết: Dần, Ngọ, Tuất: Sát Bắc. Có nghĩa là nhà ta ở hướng Bắc là phạm phải tam sát. |
Nếu gặp phải tam sát, người nhà mắc nhiều bệnh, gặp hạn. Phương pháp hóa giải là đặt 3 con long quy xếp liền một chỗ, hướng ra ngoài cửa. Ngoài việc giúp hóa giải tam sát khiến người nhà mắc nhiều bệnh, gặp hạn mà còn thu hút nhiều tài lộc. Hơn nữa, rùa có hàm nghĩa nhân thọ, cho nên sử dụng long quy ít khi phạm cấm kị.
Vị trí đặt Rồng
- Hướng Đông: đặt rồng phong thủy xanh lá cây để kích hoạt năng lượng cung Gia Đạo giúp sức khỏe mọi người trong gia đình được tốt hơn, tăng tình cảm gia đình và cải thiện tích cực cuộc sống người con trai trưởng.
- Hướng Đông Nam: Một tượng rồng vàng ở hướng này giúp tăng tài lộc, giàu có cho cả gia đình.
Rồng vàng ở hướng Đông Nam giúp tăng tài lộc cho gia chủ
- Hướng Tây Nam: bố trí rồng chung với phượng hoàng để gia tăng hạnh phúc hôn nhân.
NÊN:
- Đặt ở nơi có không gian rộng, mở; không bị chắn bởi các vật cản.
- Đầu rồng hướng về cửa nhà để mang lại tài lộc.
- Đặt ở hướng may mắn dựa theo "quái số" của bạn.
- Chỉ nên đặt tối đa 5 vật phẩm rồng và các con trong nhà.
KHÔNG NÊN:
- Không đặt ở các khu vực có năng lượng thấp như phòng tắm, tủ quần áo, nhà để xe,v.v.
- Tránh đặt quá cao so với tầm mắt.
Đặt ở chiều cao cách mặt đất khoảng 1.45m để vừa tầm mắt
- Cấm kị để tinh thể ngọc trai ở móng vuốt của rồng chĩa thẳng vào cửa sổ hoặc cửa ra vào.
Theo Khampha.vn