Ý nghĩa phong thủy của cây mộc hương
Mộc hương còn là cây phong thủy được ưa thích. Cây cảnh này tượng trưng cho may mắn, tài lộc, phù hợp trồng ở sân hoặc trong nhà.
Nhiều gia đình trồng cây cảnh mộc hương trước cổng nhà, sân trước để mang may mắn, tài lộc đến cho gia đình. Theo phong thủy, mọi người nên trồng 2 cây đối xứng trước cửa nhà, tượng trưng cho tài lộc dồi dào, viên mãn.
Nhiều gia đình trồng cây cảnh mộc hương trước cổng nhà, sân trước để mang may mắn, tài lộc đến cho gia đình.
Cây cảnh này có ý nghĩa đẹp: "phú quý và tốt lành". Tên gọi mộc hương theo tiếng Hán đồng âm với từ quý nhân. Vì thế, người xưa còn có câu: "Mộc hương trồng trước nhà, quý nhân vào trong cửa" xuất phát từ chính cái tên của nó.
Cây Mộc hương còn đặc biệt không sợ kỵ mệnh nào. Với đặc điểm hoa vàng, lá canh, thân vỏ nâu có vẩy trắng, nên cây mộc hương được cho là cây phong thủy hợp được với cả 5 mệnh Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, trong đó tốt nhất cho người mệnh Kim. Chính bởi đặc điểm phong thủy này nên cây hoa mộc hương càng được người yêu cây cảnh ưa chuộng.
Chính vì mộc hương mang ý nghĩa tốt đẹp như vậy nên có rất nhiều người yêu hoa thích trồng cây cảnh này ở sân nhà.
Trồng được mộc hương như có vàng mười trong nhà
Không chỉ có ý nghĩa phong thủy, mộc hương còn là loại cây có giá trị kinh tế.
Theo Đông y, hoa mộc hương có vị cay, nóng nên được chế tạo thành thuốc chữa đau bụng, rễ có thể trị đau xương khớp, phong thấp, quả dùng để chữa các bệnh về gan, dạ dày. Chính vì thế mộc hương rất quý nhất là khi y học hiện đại chưa phát triển. Hoa mộc hương cũng là loại hoa có giá trị cao. Ngày nay trên thị trường, hoa mộc hương khô có giá tới vài triệu đồng. Hoa mộc hương dùng để làm món ăn, làm bánh, ngâm rượu, làm thuốc... Thế mới nói mộc hương như vàng.
Hương thơm của hoa mộc hương giúp thư giãn tinh thần, xua đuổi tà khí mang vận lành tới. Hoa mộc hương mọc thành từng chùm và có nhiều màu sắc như trắng, vàng nhẹ. Cây mộc hương ra rất ít quả, thường nở vào mùa xuân và có kích thước nhỏ, màu xanh lục và có hạt.
Hoa mộc hương để làm bánh, làm trà, chăm sóc sức khỏe.
Mộc hương là cây mang lại nhiều tài lộc may mắn và là vị thuốc quanh năm. Do đó trồng một cây mộc hương trước sân nhà cũng mang lại nhiều may mắn tài lộc. Hương thơm của mộc hương dẫn lối thần tài vào nhà và giúp gia chủ khỏe mạnh hơn.
Trà hoa mộc hương là món trà rất quý và đắt tiền. Cây lại ra hoa quanh năm. Nên nhà nào trồng được mộc hương thì rất có giá trị. Cây mộc hương có thể trồng trong chậu cảnh hoặc trồng ngoài đất đều được.
Cách chăm sóc cây mộc hương tại nhà
Trồng mộc hương ở nơi có nắng
Mộc hương là loài hoa thích nhiều ánh sáng mặt trời. Nếu thiếu nắng cành dễ bị dài ra, giảm hoa, màu sắc không tươi, mùi thơm không đậm.
Vì vậy khi trồng mộc trương tại nhà thì việc chọn địa điểm vẫn vô cùng quan trọng. Còn nếu trồng cây này ở trong nhà thì nên đặt ở cạnh cửa sổ, ban công.
Vì cây mộc hương tương đối cao nên lưu ý đặt ở vị trí đón nắng mà không cản ánh nắng vào trong nhà, dẫn đến ánh sáng trong nhà kém, bất lợi cho đến sức khỏe của gia đình.
Đất trồng cây nên nên dùng loại đất hơi chua
Mộc hương là cây cảnh thích đất hơi chua, và cũng thích đất cát sâu, màu mỡ và thoát nước thuận lợi. Do đó, khi trồng cây này, bạn nên hết sức lưu ý đến loại đất mà mình sử dụng.
Ở vùng có không khí lạnh, chúng ta nên chọn thời điểm đầu mua xuân để trồng cây mộc hương, trước khi hoa quế mọc mầm.
Khi trồng cây này, bạn có thể đào hố rộng hơn, sau đó moi đất bên trong ra và cho thêm đất lá, một ít đất vườn, cát và một ít phân chuồng hoai mục vào trộn đều với đất.
Sau khi đã trộn tất cả phân và đất dinh dưỡng với nhau, chúng ta có thể dùng để trồng mộc hương. Loại đất này có khả năng thấm nước tốt hơn và khả năng thoáng khí tốt hơn, có lợi cho sự phát triển của cây.
Sau khi đất khô, tưới nước thật kỹ cho cây
Mộc hương trồng trong đất có nhu cầu nước tương đối đơn giản. Nếu tưới nhiều nước, lâu ngày tích nước, rễ cây hoa mộc dễ bị thối. Nếu tưới quá ít sẽ dễ bị rụng lá, vàng lá nên bạn cần chú ý tưới nước cho mộc hương.
Cách tưới nước cho cây cảnh mộc hương là đợi đất khô rồi tưới đẫm. Vào mùa đông, nhiệt độ thấp, mộc hương phát triển chậm hoặc ngừng phát triển, nhu cầu nước tương đối nhỏ, vì vậy bạn có thể ngừng tưới nước.
Vào mùa xuân, sau khi trồng cây xong bạn hãy tưới nước một lần, sau đó đợi đất bạc trắng mới tưới trở lại.
Khi mùa hè nóng lên, nhu cầu nước của cây sẽ nhiều hơn. Bạn có thể tưới nước cho chúng vào buổi sáng hoặc chiều tối, tránh buổi trưa nhiệt độ cao.
Vào mùa hè có nhiều mưa nên khi mưa xong, bạn cần vét bớt nước đọng ở gần cây mộc hương để rễ cây không bị thối.
Bón phân mỏng cho cây
Mộc hương là loài cây ưa bón phân, vì hoa nở nhiều nên cần bón nhiều phân. Bạn có thể dùng phân chồng hoai mục để bón cho cây mộc hương.
Khi cây con phát triển mạnh mẽ, cứ sau 30 ngày hoặc lâu hơn thì bón phân ba lần đạm, lân và kali. Vào giữa đến cuối tháng 5, một lần nữa bón phân ba lần, lần này chủ yếu để thúc đẩy sự phát triển của các nhánh.
Khi cây mộc hương lớn lên, vào đầu tháng 7, bạn nên bón thúc cho cây bằng phân lân và kali, có thể là phân bánh hoai mục hoặc phân chuồng hoai mục và các loại phân hữu cơ khác.
Sau khi cây ra hoa, bón thúc bằng phân đạm, phốt pho và kali có thể khôi phục lại sức sống của hoa mộc hương và phát triển mạnh mẽ hơn.
Vào cuối mùa thu và đầu mùa đông, hãy vùi phân hoai mục một lần nữa, sau đó tưới nước cho thấm một lần, để cây mộc hương có thể sống sót qua mùa đông một cách thuận lợi và phát triển tốt hơn trong những năm tới.
Cắt tỉa cho cây thường xuyên
Cây mộc hương cần được cắt tỉa hợp lý trong thời gian dài để dáng cây đẹp hơn. Việc cắt tỉa mộc hương có thể thực hiện vào mùa đông.
Bạn hãy cắt bỏ những cành mảnh, cành dài, cành bị sâu bệnh, côn trùng gây hại, để giảm bớt sự thất thoát chất dinh dưỡng, giúp cây cảnh thông thoáng và đón được nhiều ánh sáng.
Nếu tán của cây mộc hương quá cao, bạn có thể cắt bỏ những cành mọc quá khỏe trên đó, để lại những cành yếu, để tránh cây hoa quế mọc quá cao và tạo vẻ đẹp cho cây.
Bạn cũng có thể cắt tỉa thân cây thành kiểu bonsai theo sở thích của mình, giúp cây hoa mộc hương thơm dịu dàng, thanh tao, tô điểm thêm vẻ đẹp cho ngôi nhà.
(*)Thông tin trong bài mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.
Hoàng Khuông (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)