1. Cây ngọc bích
Cây ngọc bích nở hoa là vào mùa đông và mùa xuân. Khi hoa ngọc bích nở rộ, nó còn mang ý nghĩa may mắn, giàu có và thịnh vượng nên được những người yêu hoa vô cùng yêu thích. Vốn dĩ cây ngọc rất khó nở hoa, nhưng một khi nở hoa thì đó là một dấu hiệu tốt.
Việc chăm sóc cho cây ngọc bích nở hoa không phải là điều dễ dàng, bởi vì nhiều cây trồng hơn 10 năm cũng không nở hoa. Trên thực tế, không có cây ngọc bích đực hay cái, chỉ là do chưa có biện pháp chăm sóc nên không nở hoa.
Muốn cây ngọc bích ra hoa, bạn cần đem cây ra phơi nắng với thời gian nắng từ 4 đến 6 tiếng mỗi ngày. Nếu không có ánh sáng mặt trời do ngày nhiều mây kéo dài, bạn cần sử dụng đèn chiếu sáng phụ để bù sáng. Bởi ánh nắng rất quan trọng để cây ngọc ra hoa. Ngoài ra, bón phân kali dihydro photphat 10 ngày một lần. Nồng độ có thể là 0,2%, tức là khi đất khô thì dùng phân kali dihydro photphat hòa tan trong nước và tưới lại một lần ba hoặc bốn lần, sẽ nảy chồi, nở hoa nhanh.
2. Cây sen đá ống điếu
Cây sen đá ống điếu (hay còn gọi là cây hút tiền, cây ngón tay). Đây là một loại cây mọng nước rất đẹp. Tuy nhiên, vào mùa xuân và mùa đông, khi chênh lệch nhiệt độ tăng lên, đủ nắng, lá của nó sẽ chuyển sang màu đỏ. Ý nghĩa của cây là thu hút tài lộc, mang lại tiền tài, phú quý đổ đầy nhà...
Cây ra hoa cũng là điềm báo của sự may mắn, thường trồng hơn 3 năm có thể ra hoa. Nhiều người không nở hoa vì chăm sóc sai phương pháp. Bạn nên phơi nắng hàng ngày nhiều nhất có thể và giảm tần suất tưới nước, tức là đợi đến khi 1/2 đất khô hẳn mới tưới.
3. Cây lưỡi hổ
Lá của hoa lan hổ giống như bộ lông của một con hổ, chúng không chỉ cứng cáp và thẳng tắp mà còn mạnh mẽ và cao quý. Nó đặc biệt tốt trong việc thanh lọc không khí trong nhà và còn có thể tạo ra oxy vào ban đêm nên nhiều người giữ một hoặc nhiều chậu cây trong nhà.
Thời kỳ ra hoa của lưỡi hổ là vào mùa đông, việc ra hoa của nó báo hiệu một dấu hiệu tốt đang đến. Vì cây khó nở hoa nên cần phải duy trì trồng trên 5 năm, chỉ khi chăm sóc đúng phương pháp mới nở hoa.
Để cây lưỡi hổ nở hoa, đất cần tơi xốp, màu mỡ nên cây cũng cần được bón phân. Khi bón phân, bạn nhớ đừng bón phân có quá nhiều đạm mà thay vào đó hãy bón phân lân và kali.
Ngoài ra, hãy cố gắng đón càng nhiều nắng càng tốt, vì nhiều ánh nắng có thể đẩy nhanh quá trình quang hợp, thúc đẩy cây dự trữ chất dinh dưỡng, đồng thời cũng đẩy nhanh quá trình phân hóa nụ hoa và ra hoa sớm.
Cũng cần kiểm soát nhiệt độ thích hợp, ví dụ, nhiệt độ trong nhà vào mùa đông không được thấp hơn 10 độ, tốt nhất nên kiểm soát ở khoảng 15 đến 27 độ, thuận lợi cho cây sinh trưởng và ra hoa.
4. Quất
Quất là một loại cây tốt lành, không chỉ đẹp về hình thức, vị ngon mà còn mang ý nghĩa may mắn, giàu sang, phú quý.
Khi trồng quất trong nhà cần chú ý kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, ánh nắng… Vì quất thích môi trường ấm áp và ẩm ướt nên khi nhiệt độ trong nhà quá lạnh và không khí quá khô, chúng dễ bị rụng lá, vàng lá. Vì vậy, bạn cần tưới nước kịp thời. Tốt nhất nên bổ sung sắt sunfat vào nước để tránh trường hợp lá vàng do thiếu sắt.
Ngoài ra, thiếu ánh nắng cũng sẽ khiến lá vàng, vì vậy bạn cần cho cây đón nhiều nắng hơn.
5. Bồ đề lá nhỏ
Cây bồ đề không chỉ đẹp vì lá có hình quạt mà còn tượng trưng cho sự sinh sôi, thịnh vượng.
Nếu muốn trồng một cây bồ đề lá nhỏ, bạn có thể dùng một chậu hoa bằng sứ, sẽ mang lại cảm giác bình yên và tĩnh lặng như thiền. Cây thích ánh sáng mặt trời, đặc biệt là ánh sáng mặt trời ấm áp, vì vậy cho cây tiếp xúc càng nhiều càng tốt vào mùa đông. Ngoài ra, cây ưa ẩm, sợ úng nên bạn phải chú ý việc tưới nước.
6. Cây kim ngân lượng
Cây kim ngân lượng có lá quanh năm xanh tươi, quả màu đỏ rủ khắp cành, tạo cho người ta cảm giác lễ hội, yên bình. Ý nghĩa của cây là sinh nhiều con, nhiều phúc, thu hút tài lộc, phú quý, gia đình thịnh vượng.
Nếu vàng bạn mua cây đã ra quả màu đỏ thì không nên sang chậu và thay đất. Vì nhiệt độ trong nhà thấp vào mùa đông nên việc thay chậu, thay đất sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ.
Cây ưa ấm và ẩm, sợ lạnh. Khi nhiệt độ xuống quá thấp cây sẽ dễ rụng lá và quả nên khi trồng vào mùa đông cần hết sức cẩn thận.
Diệu Hạnh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)