1. Bếp không được đặt gần bồn rửa
Theo phong thủy bếp thuộc hành Hỏa mà Hỏa khắc với Thủy nên không được đặt bếp gần với khu vực chứa nước hoặc ở giữa hai bồn rửa. Bạn có thể bố trí một bàn bếp rộng ngăn cách giữa bếp nấu với bồn rửa, hoặc tách bồn rửa, bếp nấu riêng rẽ, như vậy sẽ khiến nhà cửa thuận hòa, cuộc sống yên ấm.
2. Hướng bếp tránh đối điện với nhà vệ sinh
Một trong những điều kiêng kỵ kiêng kỵ cần tránh đó là miệng bếp hướng vào cửa nhà vệ sinh bởi đây là nơi có nhiều uế gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Nếu thiết kế nhà không thể thay đổi được, có thể làm một vách ngăn che chắn.
3. Bếp không nên hướng thẳng vào cửa chính
Theo quan niệm phong thủy xưa, cửa phòng nhìn thẳng vào miệng bếp sẽ khiến 'tài phú đa hoa', tức là tiền nong trong nhà sẽ luôn bị thiếu hụt, bên cạnh đó còn gây tổn hại đến sức khỏe của gia chủ.
Trong trường hợp không thể thay đổi được, có thể dùng tủ hay bình phong, mành rèm để ngăn trước bếp, làm giảm luồng khí vận động từ cửa vào bếp.
4. Bếp không nên bố trí nằm ở đầu hướng gió
Nếu để hướng gió, những khí thải từ bếp như hơi khói, mùi dầu mỡ sẽ chuyển sang các phòng khác trong nhà gây ảnh hưởng không tốt đến tài vận và sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Cách phòng tránh là bố trí thêm vách ngăn, bình phong để làm chuyển hướng luồng khí thổi từ bếp đảm bảo độ thông thoáng, luôn có khí tươi mới luân chuyển trong nhà.
5. Không đặt bếp ở nơi bị động
Kiêng kỵ đặt bếp ở vị trí Trung Cung hoặc Thượng Tâm của ngôi nhà bởi Trung Cung là một cung bị động, nơi mà mạch khí phải được ổn định và bình an.
Theo phong thủy, nếu đặt nhà bếp ở cung này khiến cuộc sống của những người trong nhà sẽ bị sự xáo trộn về sức khỏe và gặp nhiều khó khăn.
Theo Nguoiduatin.vn