1. Keret House ở Ba Lan
Keret House là ngôi nhỏ siêu nhỏ được thiết kế bởi KTS Jakub Sczesny và nằm ở Warsaw, Ba Lan.Ngôi nhà này nằm kẹp giữa hai tòa nhà với điểm rộng nhất là 1m22 và hẹp nhất là 72 cm. Vốn quá nhỏ lại không có cửa sổ nên để lấy sáng cho nơi này, toàn bộ tường và trần nhà đều được thay bằng kính chịu lực mờ.
Để không gian trông thoáng và gọn hơn ngôi nhà chủ yếu được làm bằng thép và gỗ. Dù rất chật chội nhưng với sự sáng tạo căn nhà siêu nhỏ này vẫn có đủ phòng ngủ, bàn làm việc, bếp. Tuy nhiên các món nội thất này đều rất nhỏ và chỉ phù hợp cho một người sử dụng. Được biết đây là nơi ở tạm thời cho các nhà văn khi đi du lịch.
Keret bị kẹt giữa hai tòa nhà nên hạn chế về kích thước và cả sự thoáng đãng.
Ngôi nhà được kết cấu bằng thép, gỗ.
Căn phòng có đủ các không gian như phòng ngủ...
Bàn làm việc...
Bếp nấu, nhà tắm cho một người.
2. Tòa nhà Madre de Deus ở Brazil.
Tòa nhà Madre de Deus được thiết kế kiến trúc sư Helenita Queiroz Grave Minho được coi là một trong những tòa nhà hẹp nhất thế giới. Bề ngang nơi hẹp nhất của nơi này chỉ khoảng 1 mét nên đã được xây cao tới 10 mét để đủ không gian sinh hoạt. Và chắc chắn bạn sẽ rất bất ngờ khi biết ngôi nhà này có đến 3 phòng ngủ , một nhà bếp, một phòng tắm và hai phòng khách và nơi giặt giũ. Với thiết kế độc đáo Madre de Deus là một trong những điểm tham quan chính của thành phố.
Madre de Deus được coi là một trong những tòa nhà hẹp nhất thế giới.
Điểm hẹp nhất của ngôi nhà rộng chỉ 1 mét.
Nội thất trong nhà đều được thiết kế riêng.
Nơi rộng của ngôi nhà được bố trí bếp nấu.
3. Ngôi nhà Luky Drops ở Nhật Bản
Dưới bàn tay của kiến trúc sư Atelier Tekuto miếng đất có hình dạng bất thường này ở Nhật Bản (rộng 3,26 mét; dài 29,3 mét đã trở nên vô cùng thu hút. Ngôi nhà được đặt tên là Lucky Drops này có thiết kế mái nhọn trong khá giống hình giọt nước. Các vật liệu để tạo nên ngôi nhà bao gồm thép, lưới kim loại, nhựa siêu bền các các vật liều mờ bao phủ phía ngoài cho phép ngôi nhà đủ sáng và thoáng.
Ngôi nhà được xây dựng trên miếng đất dài và hẹp.
Thép và nhựa mờ chính là những nguyên liệu chính để tạo nên ngôi nhà.
Cầu thang siêu nhỏ trong ngôi nhà.
4. Ngôi nhà siêu mỏng với cửa kính ở trần nhà ở Anh
Thiết kế nhà vát ở phía nam London này là của hãng kiến trúc Alma-Nac. Giải pháp Alma-Nac đưa ra cho ngôi nhà ống có chiều sâu lớn nhưng độ rộng trung bình chỉ 2,4 mét dưới đây là bớt lại khoảng trống ở hai đầu miếng đất làm sân vườn. Mái nhà được thiết kế tăng độ dốc đồng thời lắp kính ở trần nhà để tăng diện tích lấy sáng, giúp cho ngôi nhà chật hẹp trở nên thoáng đãng hơn.
Tuy có chiều sâu lớn nhưng ngôi nhà lại khá hẹp.
Nhiều phần tường nhà và trần nhà được thay bằng kính để lấy sáng cho không gian sống.
Nội thất được đặt đóng riêng để tận dụng được tối đa không gian.
5. Rooftecture - Ngôi nhà mái và tường làm bằng hợp kim
Ngôi nhà Rooftecture S ở Kobe, Nhật Bản là thiết kế của hãng kiến trúc Hyogo-Pref, Nhật Bản. Tổng mặt bằng của ngôi nhà này là 130m² với độ rộng từ 1,5 đến 4 mét; dài khoảng 20 mét và hơi dốc nghiêng theo hướng biển. Để giữ an toàn trong quá trình sử dụng, lối đi của ngôi nhà được được đưa vào bên trong, cạnh vách núi. Đồng thời để giữ sự thoáng đãng, rất nhiều phần tường nhà được thay bằng hệ cửa kính lớn để lấy sáng nghiêng dốc hướng ra biển. Một đặc điểm thú vị nữa của ngôi nhà này là mái và một phần tường nhà được làm từ hệ thống các thanh hợp kim dài.
Nơi hẹp nhất của ngôi nhà chỉ là 1,5 mét với hướng thoải ra biển.
Lối đi được chuyển vào bên trong cạnh vách núi.
Hệ thống cửa kính lớn ở tường nhà giúp không gian sống được thoáng đãng.
Nội thất bố trí theo chiều dọc tiết kiệm diện tích.
6. Ngôi nhà siêu nhỏ ở Tokyo (Nhật)
Nằm kẹt giữa hai tòa nhà tại thành phố London, bề rộng trung bình của ngôi nhà này chỉ khoảng 2,5 mét. Tuy nhiên dưới sự sáng tạo của các kiến trúc sư công ty Luke Tozer, ngôi nhà 3 tầng này vẫn rất tiện nghi với hệ thống cửa kính ở hai mặt nhà. Đồng thời các món nội thất đa năng tích hợp dưới dạng kệ âm tường hay cầu thang còn giúp giải quyết không gian lưu trữ siêu thông minh và gọn gàng.
Ngôi nhà tí hon kẹt giữa hai tòa nhà được lấy sáng bằng hệ cửa kính ở hai mặt thoáng.
Đồ nội thất trong nhà được đặt riêng nhằm tận dụng diện tích.
Nội thất đa năng giúp giải quyết vấn đề lưu trữ thông minh và gọn gàng.
Theo tri thức trẻ