Tiêu chuẩn “cao, gầy” dường như đang trở thành chuẩn mực của cái đẹp trong xã hội ngày nay. Để duy trì vóc dáng hoàn hảo đó, nhiều người sử dụng những chế độ ăn kiêng hết sức khắc nghiệt, nhưng vẫn chưa có bất kỳ một nghiên cứu khoa học nào khẳng định việc ăn kiêng như thế nào là phù hợp, đảm bảo cho sức khỏe. Người giảm cân luôn phải tìm tòi những loại thực phẩm ít calo, không có hại cho sức khỏe để bổ sung cho thực đơn của mình. Ăn mì gạo hay cơm, món nào dễ tăng cân hơn cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cùng giải đáp trong bài viết này nhé!
Vấn đề này được bàn tán rất nhiều trong thời gian vừa qua, đại đa số cho rằng trong cơm chứa một lượng tinh bột, đường và nhiều carbohydrate, khiến cơ thể khó tiêu hóa sau khi ăn, ăn cơm dễ tăng cân hơn. Ngoài ra, cơm rất giàu maltose, chất này không thể tiêu hóa dẫn tới tích tụ lại trong cơ thể, gây tăng cân.
Mì gạo được chế biến từ việc ngâm gạo, rửa sạch, sau đó cho vào máy nghiền thành bột khô rồi trộn với nước theo tỷ lệ thích hợp. Sau khi trộn đều bột với nước thì đổ vào máy làm bún. Chúng ta sẽ thu được thành phẩm là những sợi bún. Sau khi phơi khô và ủ trong thời gian thích hợp ta sẽ có loại thực phẩm quen thuộc là món mì gạo.
Mì gạo có chứa 1 lượng calo cần thiết giúp cơ thể hoạt động trong 1 khoảng thời gian nhất định. Nếu nói chính xác thì mì gạo không cung cấp quá nhiều năng lượng cho cơ thể. Và vì thế nếu ăn mì gạo thay cơm thường xuyên sẽ mang lại hiệu quả giảm cân đáng kể.
Có thể thấy mức năng lượng của 1 bữa ăn no cùng mì gạo cung cấp mức năng lượng thấp hơn rất nhiều so với mức cơ thể cần. Nếu duy trì các bữa ăn cùng mì gạo như thế này sẽ dẫn đến thâm hụt năng lượng và mỡ thừa trong cơ thể sẽ được đốt cháy để tạo ra năng lượng bù đắp. Đây là nguyên nhân vì sao có thể xếp mì gạo vào nhóm đồ ăn không béo.
Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá nhiều mì gạo để ăn giảm cân thay cơm vì ăn mì gạo còn cần có nhiều loại thực phẩm ăn kèm. Muốn biết ăn mì gạo có béo không thì còn phụ thuộc vào những thực phẩm đó.
Một số lưu ý khi giảm cân để đạt hiệu quả cao nhất cũng như không ảnh hưởng sức khỏe:
Tinh bột không xấu
Tinh bột không xấu cũng không tốt, vấn đề là bạn ăn nó vào lúc nào, điều đó sẽ cho ra kết quả rất khác nhau. Ăn tinh bột trước khi tập thể thao và ngay sau khi tập khiến cơ thể khỏe hơn và quá trình tập luyện sẽ giải tỏa nỗi lo tăng cân vì tinh bột của bạn.
Không ăn tinh bột vào buổi tối sau 18 giờ là nguyên tắc để giảm cân hiệu quả.
Uống nước sau khi thức dậy
Thức dậy sớm để uống nước rất tốt đối với cơ thể, giúp lưu thông máu, giữ ẩm cho ruột và dạ dày, đánh thức các cơ quan nội tạng bắt đầu ngày mới. Bên cạnh đó, thói quen uống nước buổi sáng cũng có thể loại bỏ độc tố trong cơ thể, thúc đẩy quá trình thải độc của cơ thể hiệu quả, có lợi cho việc giảm cân.
Không thức khuya
Chúng ta đều biết rằng thức khuya có hại cho sức khỏe, thế nhưng nhiều người vẫn không bỏ thói quen này. Nguyên nhân là vì ở khoảng thời gian này, bạn có thể làm những gì mình muốn hoặc làm nốt công việc dang dở.
Tuy nhiên, thay vì ngủ muộn để có không gian riêng, bạn có thể dậy sớm để có thói quen không hại sức khỏe mà quỹ thời gian trong ngày vẫn được đảm bảo.
Thức khuya cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giảm cân, sự trao đổi chất của cơ thể sẽ bị ức chế khi thức khuya. Việc tiết ra leptin thấp không chỉ làm hỏng công sức giảm cân của bạn mà còn làm tăng quá trình tích tụ chất béo.
Tập thể dục
Nhiều chuyên gia cho biết rằng việc tập thể dục thường xuyên đem lại hiệu quả hơn bất kỳ phương pháp giảm cân nào. Ban đầu bạn có thể bắt đầu với cường độ nhẹ, sau đó tăng dần cường độ. Tuy nhiên, không nên tập luyện quá sức để tránh tình trạng chấn thương.
Tránh xa đường
Bạn nên tránh xa đường bằng cách hạn chế tối đa đồ ăn ngọt. Nên thay thế đường bằng chất ngọt nhân tạo, hãy thử những đồ ngọt tự nhiên tốt khác. Điều này sẽ giúp bạn có chế độ ăn ít chất gây béo hơn.
Trên đây là những lưu ý khi giảm cân, hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Chúc các bạn sớm lấy lại vóng dáng thon gọn và quyến rũ để mình trở nên xinh đẹp hơn nhé!
Thu Hiền (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)