Một cô gái 29 tuổi đến từ Tứ Xuyên, Trung Quốc đã kết hôn được vài năm, nhưng vì chứng béo phì mà cô chưa sinh con. VÌ vậy, cô thường phải hứng chịu những lời dị nghị từ chính những người thân trong gia đình nhà chồng. Điều này rất khổ tâm khi không phải bản thân cô không muốn sinh con, mà vì thân hình và cân nặng như vậy thì cô không có khả năng làm việc đó. Cô mới 29 tuổi nhưng nặng 150kg, cao 1,5m, một thân hình quá nặng nề.
Để giải quyết vấn đề này, cô đã quyết định giảm cân và phương pháp cô hướng tới đó chính là tuyệt thực mấy tháng trời, chỉ ăn rau nhưng cuối cùng tất cả đều thất bại, cô không những không giảm được cân mà còn tăng cân.
Sau đó, cô đã tới bệnh viện để khám và được bác sĩ kết luận rằng cô không phải béo phì sinh lý mà béo phì bệnh lý, nếu muốn giảm cân thì phải can thiệp từ thuốc, và không thể giảm cân đột ngột được.
Theo các bác sĩ, những người béo phì rất khó để giảm cân, nếu giảm cân quá đột ngột dễ gây ra một số biến chứng rất nguy hiểm cho sức khỏe. Ngoài ra cần giảm cân một cách khoa học, mặc dù việc ăn kiêng nghiêm ngặt để giảm cân sẽ mang lại hiệu quả trong thời gian đầu, nhưng rất dễ tăng cân trở lại.
Giảm cân đúng cách và khoa học:
Hãy cân bằng chế độ ăn uống
Nếu một thực phẩm nào đó tốt cho sức khỏe và có lợi cho việc giảm cân, điều đó không có nghĩa rằng bạn ăn càng nhiều sẽ càng có lợi. Số lượng thực phẩm tiêu thụ cũng là một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả giảm cân.
Chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra một phương pháp vô cùng đơn giản giúp bạn ước tính lượng thực phẩm phù hợp nạp vào cơ thể mỗi ngày. Khi cảm thấy đói, thay vì ăn những món ăn vặt không tốt cho sức khỏe, hãy ăn trái cây hoặc rau xanh, các loại hạt để không ảnh hưởng đến cân nặng của bạn.
Phòng thí nghiệm thực phẩm của Đại học Cornell cũng khuyến cáo rằng, bạn nên để ý đến màu sắc của các món ăn. Một chế độ ăn "màu cầu vồng" sẽ giúp bạn giảm cân mà vẫn đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
Coi trọng giấc ngủ
Đừng bớt 1 giờ của giấc ngủ chỉ để tăng thêm 1 giờ tập gym. Theo Caroline Apovian - bác sĩ chữa béo phì đồng thời là tác giả cuốn "The overnight diet": Ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi đêm sẽ làm tăng lượng hormone ghrelin gây đói và giảm hormone leptin kiểm soát sự trao đổi chất, sự thèm ăn và năng lượng tiêu hao.
Ngủ ít cũng khiến bạn ăn nhiều hơn, làm tăng quá trình sản xuất chất béo và khiến cơ thể tăng cân.
Thường xuyên tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên là một trong những điều tốt nhất mà mọi người nên thực hiện để giúp kéo dài tuổi thọ, tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật.
Một trong những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc mà việc tập thể dục đem lại, đó chính là giảm mỡ bụng.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn chỉ tập trung thực hiện các bài tập bụng, vì giảm mỡ tại một điểm trên cơ thể là một điều không thể. Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu gần đây cho biết, việc tập luyện cơ bụng trong vòng 6 tuần không có tác dụng mạnh mẽ tới chu vi vòng eo, hay lượng mỡ thừa tại khoang bụng. Thay vào đó, tập tạ hoặc tập luyện tim mạch sẽ giúp giảm mỡ trên toàn bộ cơ thể.
Ngoài ra, mỡ bụng sẽ giảm đáng kể nếu bạn thường xuyên tập các bài thể dục nhịp điệu, chẳng hạn như đi bộ, chạy bộ, hay bơi lội.
Việc luyện tập thể dục thường xuyên hoàn toàn ngăn chặn được tình trạng mỡ bụng quay trở lại sau giảm cân. Điều này đã cho thấy tập thể dục có một vị thế đặc biệt quan trọng trong suốt quá trình duy trì cân nặng đối với tất cả mọi người.
Chưa hết, tập thể dục cũng góp phần tiêu viêm, giảm lượng đường trong máu và cải thiện các hoạt động trao đổi chất khác liên quan đến mỡ bụng dư thừa trong cơ thể.
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)