Sau đây là những nguyên liệu có sẵn tại bếp mà bạn có thể sử dụng để giúp bạn có được gót chân hoàn hảo mà bạn hằng mong ước.
Nước súc miệng và giấm
Nước súc miệng có chứa thymol và rượu, giúp chống lại nấm móng chân, chữa nứt bàn chân, làm dịu da và điều trị mụn cóc. Các axit nhẹ có trong giấm làm mềm da khô và chết, giúp dễ dàng tẩy tế bào chết.
Thực hiện: Chuẩn bị hỗn hợp ngâm gót chân bằng cách trộn đều 1 ly nước súc miệng với 1 chén giấm trắng cùng 2 chén nước. Ngâm chân trong hỗn hợp này 15 phút. Sau đó, nhấc chân ra và chà chúng bằng đá muối hoặc bàn chải mềm để loại bỏ tế bào chết. Cuối cùng, rửa sạch bằng nước lạnh, lau khô và thoa kem dưỡng ẩm.
Tần suất: Lặp lại cách này hàng ngày cho đến khi gót chân mịn màng trở lại.
Bột gạo, mật ong và giấm
Bột gạo tẩy tế bào chết, thanh lọc và tái tạo làn da. Mật ong là một chất khử trùng tự nhiên giúp chữa lành bàn chân nứt nẻ. Giấm là một loại axit nhẹ có tác dụng làm mềm da chết và khô, giúp tẩy tế bào chết dễ dàng.
Thực hiện: Trộn đều 3 muỗng cà phê bột gạo, 1 muỗng cà phê mật ong và 2 - 3 giọt giấm táo. Khuấy đều để tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Tiếp theo, ngâm chân trong nước ấm khoảng 10 phút, sau đó nhẹ nhàng dùng hỗn hợp vừa làm mát xa gót chân khoảng 2 phút. Cuối cùng, rửa sạch và thoa kem dưỡng ẩm.
Tần suất: Lặp lại quy trình 2-3 lần một tuần.
Chuối
Chuối là một chất dưỡng ẩm da tự nhiên. Nó chứa vitamin A, B6 và C, tất cả đều giúp duy trì độ đàn hồi của da và giữ nước cho da.
Thực hiện: Nghiền nhuyễn 2 quả chuối chín thành hỗn hợp nhuyễn. Đảm bảo rằng chuối đã chín. Chuối chưa chín có chứa axit gây khó chịu cho da. Nhẹ nhàng thoa hỗn hợp lên khắp bàn chân, bao gồm cả móng và hai bên ngón chân. Sau 20 phút, rửa lại chân bằng nước sạch.
Tần suất: Lặp lại cách này mỗi tối trước khi đi ngủ trong 2 tuần.
Mật ong
Mật ong là một chất giữ ẩm tự nhiên, nó hút nước từ các mô bên trong đến các lớp bên ngoài của da. Sự dịch chuyển chất lỏng này tạo ra hiệu ứng đầy đặn giúp làn da bên ngoài lành lại, tái tạo.
Thực hiện: Thêm 1 ly mật ong vào thau nước ấm, khuấy đều. Ngâm chân trong hỗn hợp, nhẹ nhàng mát xa trong 20 phút. Sau đó, dùng đá bọt nhẹ nhàng tẩy tế bào chết. Cuối cùng, hãy lau khô chân, thoa một loại kem dưỡng ẩm.
Tần suất: Phương pháp này có thể được thực hiện thường xuyên trước khi đi ngủ.
Dầu thực vật
Dầu thực vật được da hấp thụ dễ dàng. Hầu hết các loại dầu thực vật đều chứa các vitamin như provitamin A, D và E, tất cả đều giúp nuôi dưỡng làn da và tạo ra các tế bào mới.
Thực hiện: Làm sạch bàn chân thật kỹ càng, lau khô bằng khăn mềm. Thoa một lớp dầu thực vật dày lên gót chân và các ngón chân. Đeo vào chân một đôi tất sạch sẽ, giữ qua đêm và vệ sinh lại vào sáng mai.
Tần suất: Thực hiện mỗi ngày trước khi đi ngủ.
Baking soda
Baking soda là một chất tẩy tế bào chết. Nó loại bỏ tế bào chết và cũng có đặc tính chống viêm. Baking soda cũng có thể trung hòa mùi hôi.
Thực hiện: Thêm 3 muỗng canh baking soda vào 1 bát nước ấm rồi trộn đều. Ngâm chân 15 phút trong hỗn hợp này. Sau đó, chà gót chân nhẹ nhàng bằng đá bọt. Rửa sạch bằng nước mát, lau khô bàn bằng khăn bông và thoa kem dưỡng ẩm.
Tần suất: Thực hiện hai lần một tuần.
Gel nha đam
Nha đam chứa vitamin A (beta-caroten), C và E. Những chất này có đặc tính chống oxy hóa trong khi cholesterol, campesterol, β-sitosterol và lupeol chứa trong nha đam có đặc tính chống viêm. Lupeol cũng hoạt động như một chất khử trùng và giảm đau. Auxin và gibberellin có trong lô hội giúp chữa lành vết thương.
Thực hiện: Ngâm chân vào nước ấm khoảng 5 đến 10 phút. Tiếp theo, dùng bọt biển chà nhẹ nhàng để loại sạch tế bào chết. Lau khô, thoa một lớp gel nha đam lên chân. Mang tất cotton và đi ngủ, rửa bằng nước ấm vào buổi sáng.
Tuần suất: Lặp lại mỗi tối trong 4-5 ngày.
Muối hạt
Muối hạt làm giảm viêm và làm mềm da. Các sulfat giúp thải độc tố và kim loại nặng ra khỏi tế bào, làm dịu cơn đau và giúp cơ thể loại bỏ các chất độc hại.
Thực hiện: Thêm nửa cốc muối hạt vào chậu nước nóng ấm, khuấy đều. Tiếp đó, ngâm chân vào trong dung dịch này 15 phút rồi chà nhẹ để loại bỏ tế bào chết.
Tần suất: Thực hiện 2-3 lần một tuần.
Dương Huyền (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)