Ung thư da là gì?
Ung thư da – một tình trạng phát triển bất thường của tế bào da – là một dạng ung thư phổ biến nhất hiện nay.
Ba loại ung thư da thường gặp là ung thư tế bào đáy, tế bào sừng và tế bào hắc tố, trong đó phổ biến nhất là ung thư tế bào đáy và tế bào sừng. Cả hai loại này đều ở bề mặt, tốc độ phát triển chậm và khả năng chữa lành cao, nhất là khi được phát hiện sớm. Loại ung thư tế bào hắc tố nặng hơn, ảnh hưởng đến các lớp sâu hơn của da và có nguy cơ di căn đến các mô khác cao nhất trong ba loại.
Hiện nay số người bị ung thư da ngày một tăng lên. Những người sống tại các vùng nhiều ánh nắng mặt trời có nguy cơ cao nhất, đặc biệt những người thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím (UV).
Một điều đáng mừng là hầu hết các loại ung thư da đều có thể phòng ngừa được – bằng cách hạn chế hoặc tránh tiếp xúc thường xuyên với tia UV và phát hiện ngay từ sớm những biến đổi trên da bạn. Nếu phát hiện sớm, hầu hết các loại ung thư da đều có khả năng được chữa khỏi rất cao. Chính vì vậy, bạn phải luôn bảo vệ làn da của mình tránh ánh nắng mặt trời cũng như thường xuyên kiểm tra các dấu hiệu ung thư da định kỳ.
Nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng, ung thư da ngày một phát triển, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và ngay cả tính mạng người bệnh. Ung thư da đã cướp đi mạng sống của hàng chục nghìn người trên thế giới mỗi năm.
Nguyên nhân ung thư da.
Theo bác sỹ thì da người được phân thành 2 lớp là biểu bì và hạ bì. Da có chức năng chính là bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương, ngừa độc tố, điều hòa thân nhiệt và loại bỏ chất thải thông qua tuyến mồ hôi.
Trong đó, biểu bì là phần ngoài cùng, tiếp giáp trực tiếp với môi trường, được cấu tạo bởi 3 loại tế bào là tế bào sừng, tế bào hắc tố và tế bào tròn
Các nguyên nhân chính gây ra ung thư da được các nhà khoa học công bố gồm:
- Tia tử ngoại: Các tia tử UV trong ánh nắng mặt trời là thủ phạm chính của bệnh ung thư da. Việc tiếp xúc trực tiếp với tia UV quá nhiều ở trẻ em có thể gây nên những tổn thương nghiêm trọng nhưng không biểu hiện ra ngoài sau nhiều nhiều năm. Dường như hầu hết các tổn thương về da từ tia bức xạ tử ngoại (cực tím) thường xảy ra trước tuổi 20, do đó việc phơi nắng quá lâu được tích tụ trong nhiều năm có thể dẫn đến việc phát triển ung thư da trên các tế bào đáy và các lớp tế bào có vẩy.
Cũng theo các bác sỹ, những người có làn da da nâu và đen thường ít có nguy cơ phát triển ung thư da vì hắc tố màu trong da họ đã mang đến cho họ sự bảo vệ tự nhiên. Những người có làn da mịn có chiều hướng chuyển sang đỏ hoặc xuất hiện những nốt tàn nhang khi đi nắng sẽ có nguy cơ cao nhất về bệnh này. Trẻ em và những người trẻ tuổi có thói quen phơi nắng lâu dưới ánh nắng mặt trời sẽ có nguy cơ cao về sự phát triển khả năng ung thư da. Các dấu hiệu sẽ không biểu hiện ngay mà thông thường là sau tuổi 40 nhưng cũng không quá những năm của tuổi 60 và 70.
- Tiếp xúc nhiều với ánh sáng nhân tạo: Việc thường xuyên sử dụng đèn chiếu sáng trên sân khấu và đèn ngủ cũng có thể tăng khả năng phát triển ung thư da.
- Những tổn thương về da: Những vùng da đã từng bị bỏng hoặc có thời gian dài bị viêm nhiễm có nguy cơ cao trong việc phát triển ung thư biểu bì tế bào có vảy.
- Yếu tố di truyền: Một số người do yếu tố di truyền hiếm gặp có nguy cơ ung thư da cao hơn. Tuy nhiên, ung thư da không ác tính không được hình thành bởi lỗi gen di truyền do đó không thể truyền cho các thành viên khác trong gia đình bạn, vì vậy các thành viên khác trong gia đình bạn không thuộc đối tượng có nguy cơ cao về phát triển ung thư da.
Ngoài những nguyên nhân trên, theo các bác sỹ thì khi tiếp xúc với các hóa chất như:Than, nhựa đường, khói muội, dầu hoả, dẫn suất xăng dầu, thuốc nhuộm tóc, lọc dầu và thạch tín… nhiều cũng có thể gây ra bệnh ung thư da.
Những cách phòng tránh
Theo khuyến cáo của các bác sỹ, để hạn chế mắc phải bệnh ung thư da, mọi người nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời quá lâu, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 10h - 15h. Ngay cả khi trời âm u, có bóng mây thì trong khoảng thời gian này bạn vẫn dễ bị phản xạ ánh nắng mặt trời vì những đám mây kia chỉ che chắn được một phần nhỏ tia cực tím mà thôi.
Nếu phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, tốt nhất mọi người phải sử dụng kem chống nắng. Lý do là bởi, kem chống nắng sẽ ngăn chặn được các tia có hại như UVA và UVB, thường gặp là: Avobenzone, titanium, dioxide, kẽm oxide. Dùng kem chống nắng cho tất cả những vùng phơi sáng, kể cả môi, 30 phút trước khi ra nắng, rồi thoa lại sau vài giờ (nên thoa nhiều lần hơn nếu bạn đi bơi, tắm biển…). Bạn cần dùng kem chống nắng cho các em nhỏ cũng như hướng dẫn các bé lớn cách sử dụng.
Kiểm tra sức khoẻ da thường xuyên, ít nhất mỗi 3 tháng, phát hiện sớm những vùng da phát triển bất thường, các nốt ruồi thay đổi kích thước, tính chất, kiểm tra những vùng da thường xuyên phơi sáng cũng như lòng bàn tay, bàn chân và da vùng sinh dục.
Để phát hiện sớm ung thư da, mọi người nên đến bệnh viện chuyên khoa da liễu để khám khi có nốt ruồi ở các vùng da tiếp xúc trực tiếp với anh nắng. Đặc biệt, trong độ tuổi từ 20 - 29, cứ 3 năm, bạn nên đi khám da một lần để phát hiện sự bất thường. Còn từ 30 tuổi trở nên, bạn phải đi khám da định kỳ hàng năm.
depplus.vn