Rạn da là hiện tượng phổ biến thường gặp ở các mẹ bầu. Chúng xuất hiện khi trọng lượng cơ thể bạn bắt đầu tăng nhanh hơn so với mức độ co giãn của da. Hầu hết, vết rạn da sẽ tập trung nhiều ở vùng ngực và bụng, sau đó là cánh tay, mông và bắp đùi trong khi mang thai.
Dù là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng mẹ bầu vẫn có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tình trạng rạn da thông qua một số phương pháp.
Để ngăn ngừa rạn da, mẹ bầu chủ yếu bắt đầu từ 3 khía cạnh sau:
- Nhiều mẹ bầu khi mang thai ăn nhiều thức ăn, chất bổ cho sự phát triển của em bé trong bụng nhưng lại không chú ý đến việc tăng cân của mình, khiến bản thân tăng cân quá nhanh, dễ dẫn đến rạn da. Để ngăn ngừa rạn da khi mang thai, việc đầu tiên mẹ bầu nên làm là kiểm soát cân nặng, không để tăng cân quá mức, điều quan trọng hơn cả là đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi, hãy ăn uống điều độ để bé tăng cân đều, không để da bị rạn do giãn nở trong thời gian ngắn.
- Rạn da thường bắt đầu xuất hiện vào giữa thai kỳ, tức là tháng thứ 3, tháng thứ 4. Lúc này mẹ bầu có thể chú ý chăm sóc da của mình, tốt nhất nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có nguồn gốc thiên nhiên để đảm bảo độ ẩm và độ đàn hồi của da. Các mẹ có thể dùng dầu ô liu để chống rạn da, mỗi tối hoặc sau khi tắm xong thoa dầu ô liu lên đùi và bụng, đồng thời mát xa 5-10 phút, có thể chống rạn da hiệu quả. Nhưng mẹ bầu cần chú ý khi massage không được xoa theo hình tròn, đề phòng bé di chuyển theo ngón tay có thể khiến dây rốn quấn cổ.
- Mẹ bầu nên duy trì tập thể dục phù hợp trong thai kỳ, tập thể dục có thể tăng tốc chức năng trao đổi chất của cơ thể, giữ cho làn da tươi trẻ. Đồng thời, tập thể dục đúng cách có thể giải tỏa lo lắng của mẹ bầu và duy trì lượng mỡ trong cơ thể tương tự như trước khi mang thai, các mẹ sẽ không bị béo mất kiểm soát. Đối với những loại bài tập? Tùy vào sở thích của bạn, đi bộ, chạy bộ, yoga, thể dục dụng cụ đều được, nếu muốn bạn cũng có thể đến phòng tập gym, quan trọng nhất là bạn nên lựa chọn cường đồ tập vừa phải.
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)