Nước bọt có tính chất kháng khuẩn, kháng virut, kháng nấm và chống viêm. Nó chứa các enzyme như lysozyme, lactoferrin, peroxidase, defensins, cystatins và các kháng thể như IgA, thrombospondin và bạch cầu có khả năng chữa lành da.
Khi thoa nước bọt lên da, hàm lượng nitrat sẽ phân hủy thành oxit nitric, phản ứng với sự phát triển của vi khuẩn. Đây là một chất trung hòa axit tự nhiên bằng các yếu tố tăng trưởng biểu bì như leptin hyaluronan, NGF và acid lysophosphatidic cùng với một loại protein tiết nước như lysozyme, kích thích sự hình thành các tế bào máu mới, do đó làm lành vết thương hoặc vùng da bị hư hại.
Bạn có biết rằng việc sử dụng nước bọt để trị các vấn đề về da đã được tồn tại hơn 2.000 năm nay? Ở Mỹ Latinh, nước bọt cũng được sử dụng để bôi lên vết muỗi đốt và bọ chét cắn hoặc nhức đầu.
Tương tự như các phương pháp điều trị da khác, việc sử dụng nước bọt để điều trị mụn cũng là một quá trình cần được thực hiện đúng cách. Hàm lượng kali cao trong nước bọt cũng có tác dụng trên vết mổ, vết loét nướu răng, vết cắn, vết thương trên da và vết bẩn.
Làm thế nào để sử dụng nước bọt trị mụn trên da?
Nếu da đang có mụn thì bạn phải dùng nước bọt vào buổi sáng sớm trước khi uống nước, ăn hoặc thậm chí đánh răng. Điều này là do nước bọt ở thời điểm này là ở dạng tinh khiết nhất của nó và có thể được bôi trực tiếp lên mụn trứng cá. Tính axit cao của nước bọt hoạt động trên da, làm tăng tốc độ phục hồi và cho phép khô nhanh. Nước bọt cũng có tác dụng bảo vệ miễn dịch cho da.
Sau khi bôi nước bọt, hãy để cho khô tự nhiên trong khoảng 15 phút. Trong khoảng thời gian này, cố gắng không để khu vực bị mụn tiếp xúc với bất kỳ thứ gì như vải, gối vì nó sẽ cản trở hiệu quả của nước bọt.
Huyền Nguyễn (Theo Giadinhvietnam.com)