Lông mày là một bộ phận không thể thiếu trên khuôn mặt của chúng ta. Con gái có cặp lông mày lá liễu trông sẽ đáng yêu và dịu dàng hơn, nếu con trai sở hữu được cặp lông mày lưỡi kiếm thì trông rất điển trai và khí chất ngời ngời.
Một số người bẩm sinh đã có lông mày thưa thớt, không như ý, vậy phải giải quyết như thế nào? Bạn có thể thử cắt hai miếng tỏi và đắp lên lông mày, điều này có thể mang lại cho bạn những lợi ích không ngờ.
Vì tỏi rất giàu dầu gingerene và gingerol, hai chất này có thể giúp đẩy nhanh quá trình lưu thông máu trong cơ thể, thúc đẩy sự trao đổi chất của tế bào và da, đồng thời có thể kích thích các nang lông và làm cho lông mày mọc.
Tuy nhiên, mọi thứ đều cần sự kiên trì mới có thể giúp bạn có được một cặp lông mày như ý.
Ăn tỏi đúng cách mang lại lợi ích gì cho sức khỏe?
Giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư
Theo Healthy Body Now, ăn tỏi điều độ có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, bao gồm ung thư dạ dày, thực quản, tuyến tụy và ung thư vú. Cách hiệu quả nhất để có được dinh dưỡng từ tỏi là ăn sống hoặc nghiền nát.
Giữ da và tóc sạch sẽ
Đặc tính chống oxy hóa và kháng khuẩn của tỏi có thể loại bỏ vi khuẩn trên tóc và da. Và những vi khuẩn này có thể là thủ phạm gây ra bệnh viêm nang lông, mụn trứng cá, mụn nhọt, rụng tóc từng đám.
Cải thiện khả năng miễn dịch
Chất allicin trong tỏi kết hợp với vitamin B1 tạo ra chất allithiamine có tác dụng tiêu trừ mệt mỏi, tăng cường thể lực và cải thiện khả năng miễn dịch rất hiệu quả.
Ngoài ra, trong tỏi có chứa một loại creatinin - là thành phần không thể thiếu để tham gia vào hoạt động của cơ bắp, nam giới ăn tỏi cũng rất tốt cho sức khỏe.
Giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng
Tỏi rất giàu allicin có tác dụng kháng khuẩn cực mạnh, có thể đẩy nhanh quá trình hoạt hóa tế bào, từ đó đẩy nhanh nhu động của dạ dày và thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
Tỏi cũng rất giàu thiamine, chất này có thể kích thích niêm mạc dạ dày, có thể thúc đẩy quá trình tiết dịch vị, có thể đẩy nhanh quá trình kết hợp protein và vitamin, có lợi cho cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng.
Tại sao tỏi có mùi hôi sau khi ăn?
Allyl mercaptan là hợp chất có mùi, là thành phần chính tạo nên mùi tỏi sau khi ăn tỏi, đó là lý do tại sao sau khi ăn tỏi sẽ có mùi hôi trong miệng.
Cần chú ý những vấn đề gì khi ăn tỏi?
Không nên ăn nhiều tỏi khi bụng đói, nó có khả năng sinh ra một số phản ứng có hại cho đường tiêu hóa, chẳng hạn như axit dạ dày, tiêu chảy, đầy hơi….
Mimi (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)